Khi lựa chọn bất kỳ một loại mỹ phẩm làm đẹp nào, để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của mình thì việc đầu tiên cần làm đó chính là đi tìm hiểu những thành phần ghi trên bao bì nhãn mác của sản phẩm để xem xét độ tương thích của sản phẩm đó. Trong các thành phần đó, có bao giờ người dùng thắc mắc Fragrance là gì hay không? Nó có lợi ích và những nhược điểm gì mà khiến những người chuyên dùng mỹ phẩm e ngại đến vậy?
Theo như định nghĩa của FDA, Fragrance (hương liệu) chính là sự kết hợp của các hóa chất tổng hợp, có tác dụng tạo hương thơm hoặc mùi hương cho các sản phẩm. Thành phần để tạo nên chất này có thể lấy từ dầu mỏ hoặc các nguyên liệu tự nhiên khác. Còn trong tiếng việt dịch ra “Fragrance” có nghĩa là “hương thơm”, theo như nghĩa thì thành phần này có trong mỹ phẩm giúp mỹ phẩm có hương thơm dịu nhẹ hơn, tạo sự lôi cuốn hơn. Một mùi hương nhẹ trong mỹ phẩm sẽ giúp kích thích giác quan cũng như tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Đây cũng chính là lý do mà các nhà sản xuất mỹ phẩm thêm Fragrance vào trong sản phẩm của họ. Bên cạnh đó còn có hỗn hợp các chất hóa học tạo Fragrance, nước hoa, hương liệu colognes, thuốc nhuộm, chất ổn định, chất hấp thụ tia UV…
Tuy nhiên, các thành phần này không phải lúc nào cũng được liệt kê đầy đủ trong bảng thành phần sản phẩm. Các công ty thường ghi là nước hoa hoặc hương liệu tổng hợp thay vì công thức chỉnh để bảo mật bí quyết riêng của thương hiệu.
Mỹ phẩm chứa chất Fragrance cần thận trọng khi dùng. Ảnh minh họa |
Thực tế, Fragrance có cấu tạo gồm Natural Fragrance và Fragrance. Trong đó Natural Fragrance là loại có nguồn gốc từ các thành phần lành tính trong tự nhiên như chiết xuất từ hương thơm của các loại hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên (essential oil). Công dụng của các loại hương này không chỉ giúp lan tỏa mùi hương dễ chịu khi sử dụng mà còn có khả năng trị liệu một số bệnh lý hiệu quả. Do đó nếu mỹ phẩm chính hãng của bạn có dòng chữ “Natural fragrance” hay “essential oil” thì bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không lo sợ bất kỳ điều gì nhé.
Còn Fragrance hay còn gọi là “parfum”. Cả 2 tên này đều có trong danh mục thành phần mỹ phẩm đại diện cho một hỗn hợp phức tạp của rất nhiều hóa chất không an toàn (khoảng 3000 hóa chất được sử dụng để làm Fragrance. Thông thường Fragrance có mặt trong các sản phẩm quen thuộc với hầu hết các chị em như nước hoa, lăn khử mùi, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, chất làm mềm cũng như các sản phẩm làm sạch.
Tuy nhiên nếu loại sản phẩm đang dùng không có dòng chữ “Natural fragrance” hay “essential oil” mà chỉ có dòng chữ “Fragrance” thì cần cẩn thận việc sử dụng nó thường xuyên và hàng ngày.
Các hóa chất đa dạng được sử dụng để tổng hợp ra Fragrance phần lớn đều không được kiểm soát chặt chẽ độc tính dù là đơn chất hay hợp chất. Rất nhiều những thành phần không được liệt kê này có thể gây ra những kích ứng cho da hay các triệu chứng đau nửa đầu và các triệu chứng hen.
Trong một cuộc nghiên cứu về những người bị hen thì phát hiện ra nước hoa hoặc hoạt chất colognes (một chất tương tự Fragrance nhưng nhẹ hơn) đã kích hoạt bệnh hen suyễn tăng thêm nặng hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ em tiếp xúc với Fragrance sẽ làm cho bệnh hen suyễn thêm trầm trọng hơn và kích thích bệnh phát triển nhiều hơn.
Ở một số người dễ bị nhạy cảm với các hoạt chất hoặc dễ kích với một số tác nhân từ môi trường bên ngoài thì khi tiếp xúc Fragrance sẽ khiến tình trạng các triệu chứng xảy ra càng nặng hơn. Bên cạnh có Fragrance còn có thể gây nên ung thư, ngộ độc thần kinh và vô số các tác hại xấu cho sức khỏe.
Có thể nói việc không tiết lộ công thức hương liệu của sản phẩm được coi là bí mật thương mại nhưng cũng chính là lỗ hổng cho các chất thơm trong danh mục nguyên liệu này bị trộn lẫn với các hoạt chấm cấm sử dụng.
Cụ thể tổ chức sức khỏe Canada vừa công bố các quy định cấm 6 chất phthalates trong đồ chơi trẻ em (kể cả DEP ), nhưng việc sử dụng DEP trong mỹ phẩm lại không hạn chế.
Còn Liên minh châu Âu thì hạn chế thêm việc sử dụng gồm hai loại xạ hương phổ biến (nitromusks) và yêu cầu nhãn cảnh báo sản phẩm nếu có 26 chất gây dị ứng thường được sử dụng làm các mỹ phẩm dưỡng da cũng như là nước hoa tạo mùi.
Còn ở tại Việt Nam quy trình quản lý các hóa chất và hóa mỹ phẩm còn nhiều lỗ hổng và lỏng lẻo, chính vì vậy mà đây là trị trường của những sản phẩm chứa chất cấm còn được hiên ngang bày bán tràn lan và không được quản lý.
Đứng trước vô vàn các sản phẩm trôi nổi và kém chất lượng, người dùng cần sáng suốt và cẩn thận trong việc đọc hiểu thành phần nguyên liệu, đặc biệt là lưu ý đến các hoạt chất cấm Fragrance,.. để bảo đảm an toàn cho sức khỏe và sắc đẹp của chính bản thân.
Theo Chất lượng Việt Nam Online