Minh Phú đặt mục tiêu lãi trước thuế năm 2020 đạt gấp ba lần so với kết quả năm 2019
Theo báo cáo thường niên năm 2019 được công bố mới đây, Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) cho biết với thị trường xuất khẩu chính ở Mỹ và châu Âu, dịch COVID-19 sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình SXKD của đơn vị này.
Tuy nhiên, Ban lãnh đạo MPC nhận định rằng doanh nghiệp sẽ chịu ít ảnh hưởng hơn bởi sản phẩm của công ty chủ yếu là thực phẩm thiết yếu.
Với lý do đó, năm 2020, MPC lên kế hoạch kim ngạch xuất khẩu hợp nhất đạt 709 triệu USD và sản lượng sản xuất đạt 63,000 tấn tôm.
Ban lãnh đạo MPC kì vọng lãi trước thuế hợp nhất có thể đạt 1.368 tỉ đồng, gấp 3 lần so với kết quả thực hiện năm 2019.
Chia sẻ về tầm nhìn trong 5-10 năm tới, Minh Phú đặt mục tiêu đưa lợi nhuận sau thuế lên mức 15-20% doanh thu.
Để hoàn thành chỉ tiêu, Minh Phú đưa ra chiến lược tăng thị phần ở các thị trường truyền thống, đồng thời xây dựng các chuỗi giá trị tôm có trách nhiệm để tiếp cận và thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong chuỗi sản xuất tôm: từ tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn tôm, chế biến xuất khẩu, nhập khẩu và logistics, phân phối và bán lẻ.
Trong năm, MPC lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng Dự án Khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm công suất trên 250,000 tấn tôm thương phẩm/năm ở Kiên Giang.
MPC cũng đưa ra kế hoạch sẽ xây dựng sàn giao dịch tôm đầu tiên tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xúc tiến và thương mại. Ngoài ra, MPC sẽ xây dựng nhà máy chế biến Minh Phú Thuận Yên với mô hình tự động hóa và robot hóa vào khâu sản xuất.
Thêm nữa, MPC sẽ phối hợp cùng Vietnam Food xử lý toàn bộ phụ phẩm trong Khu phức hợp.
Lý giải về việc không hoàn thành kế hoạch đặt ra
Được biết, đặt mục tiêu cao nhưng các năm trước đó, MPC đều không năm nào hoàn thành được kế hoạch.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UpCOM: MPC) đã công bố BCTC quý 1/2020 của công ty mẹ.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.855 tỷ đồng giảm 15% so với cùng kỳ, sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt gần 143 tỷ đồng giảm 12% so với quý 1/2019.
Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty mẹ giảm từ 173 tỷ đồng xuống còn 101 tỷ đồng trong đó có 25 tỷ đồng lãi tiền gửi, hơn 69 tỷ đồng cổ tức được chia từ các công ty con. Chi phí tài chính giảm 31% xuống còn 23,6 tỷ đồng do giảm chi phí lãi vay. Chi phí bán hàng cũng giảm được 20,6% trong khi chi phí QLDN tăng nhẹ, ghi nhận thêm 1 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác nên kết quả công ty mẹ lãi ròng 137 tỷ đồng giảm 34% so với quý 1/2019.
Thêm nữa, rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng khiến cho chi phí sản xuất, bán hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm tăng lên.
Bên cạnh đó, theo Minh Phú, thời tiết và dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tôm nguyên liệu của Minh Phú trong năm 2019.
Cụ thể, đầu vụ 1 năm 2019 nguyên liệu tôm trong nước khá dồi dào, tuy nhiên sang vụ 2 lượng tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh do thời tiết và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, làm tôm chậm lớn không đủ cung cấp cho các nhà máy, kéo theo giá thành nguyên liệu tiếp tục tăng cao trong các tháng 8, 9, 10.
Song song đó, nguồn tôm nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh, làm tình hình cạnh tranh nguyên liệu với các nhà máy cũng trở nên nghiêm trọng hơn, giá nguyên liệu trong nước tăng cao trong khi giá bán ko tăng tương ứng dẫn đến kết quả kinh doanh Minh Phú không đạt được kì vọng.
Về vùng nuôi, Minh Phú cho biết do tình hình mưa nhiều, nguồn tiền giải ngân khá chậm nên hoạt động xây dựng vùng nuôi công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn. Số lượng ao nuôi công nghệ cao ở Minh Phú Long An chỉ đạt 57 ao, Kiên Giang 80 ao.
Để giải quyết tình trạng trên, từ cuối năm 2019, Minh Phú đã liên tục rót vốn tại các công ty con để hoàn thiện vùng nuôi, đẩy nhanh năng lực sản xuất nhằm tăng số vụ nuôi tôm mỗi năm.
Trong năm, MPC lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng Dự án Khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao phát triển chuỗi giá trị tôm công suất trên 250,000 tấn tôm thương phẩm/năm ở Kiên Giang.
MPC cũng đưa ra kế hoạch sẽ xây dựng sàn giao dịch tôm đầu tiên tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xúc tiến và thương mại. Ngoài ra, MPC sẽ xây dựng nhà máy chế biến Minh Phú Thuận Yên với mô hình tự động hóa và robot hóa vào khâu sản xuất. Thêm nữa, MPC sẽ phối hợp cùng Vietnam Food xử lý toàn bộ phụ phẩm trong Khu phức hợp.
Bước sang năm 2020, tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt dịch bệnh COVID -19 đang diễn biến phức tạp, điều này tạo ra cú sốc rất lớn về cả tổng cầu và cung của nền kinh tế thế giới, và làm ảnh hướng chuỗi cung ứng hàng hóa trên toàn thế giới.
Đây là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng xuất khẩu như MPC.
Thanh Nga(TH)/ Sở hữu trí tuệ