Mới đây, ngày 7/10/2022 CTCP Chứng khoán VnDirect (mã chứng khoán VND) công bố thông tin nhận được quyết định xử phạt của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước do vi phạm quy định về giao dịch ký quỹ. Nội dung chính là do VNDIRECT đã cấp margin cho cổ phiếu THD của CTCP Thaiholdings – doanh nghiệp không điều kiện được cấp margin thời điểm đó do chưa đủ thời gian giao dịch trên sàn chứng khoán.
Lệnh phạt VnDirect một lần nữa khơi dậy nỗi đau của nhà đầu tư khi từng đặt niềm tin vào cổ phiếu THD, cũng một lần nữa khiến nhà đầu tư “soi” đến doanh nghiệp này.
Cổ phiếu tăng sốc/giảm sâu và nỗi đau nhà đầu tư
Thaiholdings đưa cổ phiếu lên sàn từ thàng 6/2020 và nhanh chóng được các nhà đầu tư chú ý. Một trong những nguyên nhân thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư là Thaiholdings gắn liền với tên tuổi của vị doanh nhân nổi tiếng cả trong làng kinh doanh lẫn làng bóng đá - ông Nguyễn Đức Thuỵ - hay còn gọi là bầu Thuỵ.
Thaiholdings để lại nhiều ấn tượng với nhà đầu tư khi lên sàn đã “đẩy” giá cổ phiếu nhanh chóng lên trên 200.000 đồng/cổ phiếu – thậm chí cao nhất khoảng 264.000 đồng/cổ phiếu – trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán.
Tăng sốc rồi lại giảm sâu, hiện tại THD của Thaiholdings đã "lùi" về vùng giá 39.000 đồng/cổ phiếu, vẽ nên hình cây thông cao chót vót sau hơn 2 năm ở trên sàn. Đà tăng sốc, giảm sâu cũng lấy đi bao công sức của nhà đầu tư.
Đáng chú ý, chính bản thân bầu Thuỵ thời điểm cuối tháng 6/2022 vừa qua cũng đã chính thức rút hết vốn tại Thaiholings , và nhà đầu tư thực sự cũng không biết "đích đến" của số cổ phiếu này khi Thaiholdings không công bố thông tin cổ đông lớn mới. Liệu có phải những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang phải "ôm" mớ cổ phiếu này?
Thaiholdings và mối liên hệ qua Thaigroup
Thaiholdings thực sự nhà đầu tư “giật mình” bởi những vấn đề phát sinh từ doanh nghiệp này. Đặc biệt từ khi vụ việc Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu bị “lôi ra ánh sáng”, huỷ 9 đợt phát hành với hơn 10.000 tỷ đồng khiến thương vụ mua Bình Minh Group của Thaigroup phải “trả lại”. Lúc này nhà đầu tư mới thực sự chú ý đến Thaiholdings với việc “biến chuyển” các công ty con – công ty liên kết.
Trước hết, Thaigroup là công ty con, do Thaiholdisng sở hữu 81,6% vốn điều lệ. Thaiholdings cũng mới công bố nhận cổ phần của Thaigroup từ tháng 12/2020 và mang về theo đó là số tài sản cũng như các khoản vay nợ, đầu tư khác.
Phần lớn các thương vụ mua bán, chuyển nhượng các khoản vốn góp của Thaiholding đều thực hiện qua Thaigroup. Thương vụ mua/bán Bình Minh Group cũng vậy. Sau sự việc liên quan đến Tân Hoàng Minh và lô đất vàng 11A Cát Linh, nhà đầu tư bắt đầu “soi” tình hình tài chính của Thaiholdings.
Mua/bán, chuyển nhượng cổ phần và dự án sinh lãi lớn trong thời gian ngắn
Nếu tính đến cuối năm 2020, năm đầu tiên khi Thaiholdings đưa cổ phiếu lên sàn, tổng nợ phải trả của Thaiholdings là hơn 8.200 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.100 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 2.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ phải trả của năm 2020 tăng đột biến so với dư nợ 246 tỷ đồng ghi nhận đến cuối năm 2019, trong đó ngoài tăng dư vay nợ thuê tài chính ngắn/dài hạn còn có tăng phải trả ngắn hạn khác (hơn 3.000 tỷ đồng)…
Cùng với việc nợ phải trả tăng, thì quy mô tổng tài sản công ty cũng tăng từ 850 tỷ đồng đầu năm lên 10.450 tỷ đồng, tương ứng tăng khoảng 9.600 tỷ đồng – tăng gấp 12 lần đầu năm. Thaiholdings giải trình là do trong năm công ty tiến hành huy động vốn và sáp nhập các công ty con có quy mô, tài sản, doanh thu và lợi nhuận, qua đó làm tổng tài sản hợp nhất, tổng nợ phải trả tăng mạnh. Báo cáo ghi nhận riêng tăng vay nợ thuê tài chính từ việc hợp nhất kinh doanh trong năm đã xấp xỉ 3.000 tỷ đồng. Đồng thời với đó cũng khiến lợi nhuận năm 2020 tăng so với cùng kỳ.
Báo cáo tài chính năm 2020 – năm đầu tiên lên sàn ghi nhận doanh thu cả năm đạt 1.860 tỷ đồng, gấp 2,5 lần năm 2019. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 142 tỷ đồng, tăng gần 140% so với cùng kỳ. Tuy vậy khoản lợi nhuận chính trong năm là thu nhập khác hơn 1.200 tỷ đồng dẫn tới lợi nhuận sau thuế cả năm đạt gần 1.100 tỷ đồng – tăng đột biến so với số lãi hơn 47 tỷ đồng đạt được năm 2019.
(Tháng 12/2020 Thaigroup chuyển nhượng Nhà máy xi mặng Thạnh Mỹ cho Công ty TNHH Xi măng Quảng Nam với giá trị chuyển nhượng 2.650 tỷ đồng – mang về khoản lãi hợp nhất 1.194 tỷ đồng).
Còn đến cuối năm 2021 tổng nợ phải trả giảm được 4.000 tỷ đồng, xuống còn hơn 4.200 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.663 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn giảm được 1.400 tỷ đồng xuống còn 632 tỷ đồng
Nhìn tình hình tài chính, có thể thấy “vui” khi nợ giảm mạnh. Tuy vậy nếu “truy” thì nhà đầu tư đặt câu hỏi “Nguồn vốn đâu để Thaiholdings trả bớt nợ vay?” và câu trả lời cũng khiến nhà đầu tư giật mình:
-Trong năm 2021 Thaiholdings đã chuyển nhượng toàn bộ dự án Nhà máy xi măng Minh Tâm cho CTCP Xi măng Xuân Thành Bình Phước với giá 680 tỷ đồng ghi nhận trong khoản mục doanh thu khác. Lợi nhuận từ chuyển nhượng dự án này hơn 571 tỷ đồng.
-Cũng trong năm 2021 Thaigroup đã chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thành Long, thu lãi hơn 27 tỷ đồng và đặc biệt khoản lãi khi chuyển nhượng cổ phần tại Bình Minh Group (liên quan lô đất 11A Cát Linh) với giá đầu tư ban đầu 40 tỷ đồng và lãi ghi nhận hơn 806 tỷ đồng. Các khoản đầu tư mua/bán này đều diễn ra trong thời gian ngắn, nội trong năm 2021.
Các “chủ nợ” thay đổi liên tục
Các “chủ nợ” của Thaiholidings cũng thay đổi liên tục. Đối với dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn, đến 31/12/2021 Agribank Hội sở giao dịch còn cho vay gần 995 tỷ đồng. Dư vay nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình còn gần 395 tỷ đồng. Đáng chú ý nhất là khoản vay được ghi nhận là “vay ngắn hạn các cá nhân” tăng từ hơn 27 tỷ đồng lên thành 274 tỷ đồng đến cuối năm 2021 – đây là khoản vay từ CTCP Tôn Đản Hà Nội – một công ty con của Thaigiroup.
Tổng dư vay nợ thuê tài chính dài hạn giảm 1.400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2021, còn hơn 632 tỷ đồng, nhờ công ty đã trả hết nợ khoản vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Ninh Bình (321 tỷ đồng) và giảm dư nợ vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Thăng Long từ 1.886 tỷ đồng xuống còn 632 tỷ đồng.
Nhắc tới “chủ nợ” Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Thăng Long – khoản vay này phát sinh do hợp nhất của năm 2020 với dư nợ 1.886 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là 100% giá trị vốn góp vào CTCP Tôn Đản Hà Nội thuộc sở hữu của các cổ đông, trong đó có 99,97% giá trị vốn góp thuộc sở hữu của Tập đoàn. Kèm với đó là quyền sử dụng đất tại số 210 Trần Quang Khải và 17 Tông Đản thuộc sở hữu của CTCP Tôn Đản Hà Nội, cùng quyên sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, công trình “toà nhà văn phòng cho thuê”, quyền đòi nợ và các hợp đồng phát sinh từ dự án này.
Mục đích sử dụng vốn từ các khoản vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Thăng Long được chia thành các khoản hạng mục khác nhau:
+Khoản vay 353 tỷ đồng thời hạn vay đến tháng 1/2033 lãi suất 15,7%/năm để TRẢ NỢ KHOẢN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ.
+Khoản vay 945 tỷ đồng thời hạn vay đến tháng 7/2033 lãi suất 15,7%/năm để BÙ ĐẮP CHO NGUỒN VỐN ĐÃ HUY ĐỘNG TỪ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN.
+Khoản vay 645 tỷ đồng thời hạn vay 300 tháng tính từ tháng 5/2020 để bù đắp một phần vốn tự có đã tham gia vào Dự án đầu tư toà nhà văn phòng làm việc và cho thuê tại số 17 Tông Đản và 210 Trần Quang Khải.
Đối với dự án tại Tông Đản và Trần Quang khải
Báo cáo tài chính năm 2020 ghi nhận khoản chi phí trả trước dài hạn có ghi nhận khoản chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại số 210 Trần Quang Khải với giá trị hơn 2.000 tỷ đồng.
Còn tiếp...