Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 29/03/2024

Lý do khiến Uniqlo vẫn lao đao tại thị trường Mỹ

Mai Hương 08:17 09/12/2019

Uniqlo chinh phục thành công thị trường châu Á, nhưng tại thị trường Mỹ, gã khổng lồ thời trang Nhật Bản này vẫn lao đao trong cuộc đua giành thị phần, tại sao lại như vậy?

Hấp tấp mở rộng thị trường khi chưa nắm rõ đặc điểm kích cỡ

Mong muốn mở rộng thành công ra nước ngoài để theo đuổi ước mơ "đế chế thời trang". Vào năm 2002, Uniqlo tiến đánh kinh đô thời trang London với 21 cửa hiệu cả trong thành thị lẫn vùng ven. Không dừng lại ở đó, Uniqlo còn "chen chân" vào 3 đại siêu thị ở New Jersey, đánh dấu sự có mặt ở cường quốc số 1 thế giới.

Những tưởng Uniqlo sẽ nhanh chóng gặt hái thành công khi đem mô hình "bất bại" của Gap trở về với cội nguồn, nhưng trên thực tế, kế hoạch này đã thảm bại đến mức Uniqlo phải chịu lỗ hàng chục triệu USD chỉ sau một thời gian ngắn.

Ba cửa hàng đầu tiên của Uniqlo ở Mỹ đều nằm tại các siêu thị thuộc bang New Jersey. Hãng gặp nhiều vấn đề kích cỡ sản phẩm. Người Mỹ thường cao lớn hơn người Nhật Bản. Hãng phải đóng cửa các cửa hàng này trong vòng một năm.

Lý do chính đến từ việc quá ham phát triển mà quên mất chân lý "bán những gì khách hàng muốn". Uniqlo hấp tấp mở rộng ra thị trường phương Tây khi chưa nắm rõ kích cỡ quần áo phù hợp với khách hàng mà chỉ gia tăng kích thước của những mẫu đang bán chạy tại Nhật.

Hạn chế về nhận diện thương hiệu

Gã khổng lổ thời trang Nhật Bản này có đến 9 cửa hàng tại New York, tuy nhiên nhiều người Mỹ chưa bao giờ biết về Uniqlo hoặc không biết cách phát âm tên thương hiệu này. Tờ CNBC còn hé lộ Uniqlo còn đang thua lỗ tại thị trường này.

Ông Masahiko Nakasuji, Giám đốc Tiếp thị của Uniqlo cũng thừa nhận những khó khăn khi tiếp cận thị trường xứ cờ hoa. "Uniqlo là thương hiệu lớn ở châu Á, nhưng ở Mỹ, chúng tôi cần làm nhiều hơn để người tiêu dùng Mỹ biết đến thương hiệu Uniqlo" - ông Masahiko Nakasuji nói.

Cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu lớn khác

Uniqlo tuy là một nhãn hiệu thời trang nhưng "phong cách" không phải là thế mạnh của hãng. Uniqlo an phận với tên gọi "cửa hàng quần áo" để tập trung vào những mẫu mã đơn giản mà khách nào cũng cần.

Uniqlo chỉ tập trung vào quần jean, áo khoác, áo thun trơn…với những màu cơ bản nhất, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bất kỳ xu hướng nào. Trong khi đó, đơn cử như 2 thương hiệu đình đám trong ngành thời trang nhanh là Zara và H&M luôn ra lò hàng trăm mẫu mã khác nhau cho mỗi mùa.

Uniqlo chỉ tập trung vào quần jean, áo khoác, áo thun trơn…với những màu cơ bản nhất, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bất kỳ xu hướng nào.

Phong cách thiết kế của Uniqlo ít nhiều giống với GAP. Người tiêu dùng Mỹ một thời rất chuộng thương hiệu này nhưng cũng thoái trào. Uniqlo không có nhiều sự đột phá, sự giản dị của hãng chưa thể quyến rũ được người tiêu dùng Mỹ.

Khẩu hiệu "Made for all" như một lời khẳng định rằng sản phẩm của Uniqlo luôn dành cho mọi người, bất kể tuổi tác, giới tính hay sắc tộc. Uniqlo hiện đang có hơn 1,900 cửa hàng trên khắp thế giới và đã chính thức góp mặt tại thị trường Việt Nam vào 6/12 vừa qua tại tp.HCM.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn//ly-do-khien-uniqlo-van-lao-dao-tai-thi-truong-my-d66623.html

Bạn đang đọc bài viết Lý do khiến Uniqlo vẫn lao đao tại thị trường Mỹ tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp