Brooks Brothers, một trong những nhà bán lẻ lâu đời và uy tín nhất nước Mỹ, đang xem xét sẽ bán lại cho Authentic Brands Group và SPARC Group với giá 325 triệu USD. Brooks Brothers phải đệ đơn xin phá sản vào tháng trước vì không thể chống chọi với những khó khăn do đại dịch.
Đại dịch Covid-19 đã khiến nước Mỹ phải chứng kiến “làn sóng” phá sản lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. Với Brooks Brothers, chi phí thuê mặt bằng trở thành gánh nặng của hãng, trong khi doanh số bán hàng vốn đã sụt giảm từ năm ngoái, khiến tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. Hồi đầu tháng 4, Brooks Brothers đã tiến hành đánh giá 250 cửa hàng ở Bắc Mỹ và quyết định đóng cửa 51 cơ sở.
Tiếp đến, vào ngày 20/5, hãng đã phải công bố kế hoạch đóng cửa 250 chi nhánh ở Mỹ và Canada trong năm nay. Hiện Victoria’s Secret có 849 cửa hàng tại khu vực Bắc Mỹ, phần lớn đều phải tạm ngừng hoạt động từ tháng 3 do Covid-19.
Brook Brothers ra đời vào năm 1818 với cửa hàng đầu tiên tại thành phố New York. Sản phẩm đặc trưng của hãng là những chiếc áo sơ-mi hai nút ở cổ và những bộ vest sọc sang trọng dành cho quý ông. Tờ The New York Times cho biết, trong suốt khoảng 200 năm kinh doanh, thương hiệu này từng phục vụ 40 đời Tổng thống Mỹ cũng như chuyên may đo trang phục cho giới tài phiệt Phố Wall.
Tuy nhiên, như nhiều đại gia bán lẻ nộp đơn xin phá sản trước đó, Brooks Brothers cũng không thể chống đỡ nổi “cơn bão” Covid-19. Họ là “nạn nhân” của hành vi tiêu dùng thay đổi, khi các giám đốc ngày nay đã bớt “bó mình” trong những bộ vest chỉnh tề mà chọn trang phục thoải mái và gần gũi hơn”, tờ The New York Times phân tích.
Theo báo cáo mới công bố của Global Data Retail, doanh số quần áo trang phục lịch sự (công sở và kinh doanh) đang giảm đến 74% trong khoảng thời gian từ tháng 4-6 và xu thế này sẽ còn tiếp tục trong năm 2020, sang cả năm 2021.
Theo dự báo của McKinsey, có đến 1/3 các công ty thời trang trên toàn cầu... sẽ không thể tổn tại sau dịch. Đồng thời, chuỗi cung ứng thời trang thế giới giá trị 2.500 tỷ USD cũng đang có dấu hiệu tan rã.
Để sống qua ngày tháng khó khăn, phần lớn các công ty thời trang đã nhanh chóng lên kế hoạch tái khởi động và thậm chí, thực hiện những chuyển dịch mang tính bước ngoặt.
Đây cũng là thời điểm các hãng thời trang phải nghĩ tới online để tiếp cận khách hàng. Theo một báo cáo năm 2019, hầu hết hoạt động mua bán đồ xa xỉ, cao cấp không diễn ra trên Internet. Chỉ có 9% dành cho hình thức giao dịch này. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch, hình thức mua bán trong ngành công nghiệp thời trang đã thay đổi.
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thời trang quốc tế đang có sự chuyển mình mạnh mẽ để sẵn sàng trở lại đường đua sau một thời gian bị gián đoạn. Có thể thấy, đại dịch khiến chuỗi công nghiệp thời trang cao cấp trị giá 2.500 tỷ USD phải thức tỉnh.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ