Ngoại tệ trong nước
Đô la Mỹ
Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 13/7, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD.
Tới cuối phiên 13/7, Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD. Vietinbank: 23.092 đồng/USD và 23.272 đồng/USD. ACB: 23.110 đồng/USD và 23.260 đồng/USD.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 13/7/2020 như sau: 1 Đô la Mỹ = 23.220 VND.
Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 22.950 VND
Ngân hàng Sacombank đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.121 VND
Ngân hàng ACB, Đông Á, Eximbank, Kiên Long, SHB đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.260 VND
Ngân hàng HSBC đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.290 VND
Bảng Anh
Hôm nay Ngân hàng Đông Á mua Bảng Anh (GBP) giá cao nhất là 28,960.00 VNĐ/GBP. Bán Bảng Anh (GBP) thấp nhất là Ngân hàng Sacombank với 29,178.00 VNĐ một GBP.
Bảng Tỷ giá GBP so sánh 2 ngày 13/7/2019 và 14/7/2019. Nguồn: ngan-hang.com. |
* Mũi tên màu xanh: thể hiện tỷ giá đang xem tăng cao hơn so với ngày trước đó.
* Mũi tên màu đỏ: thể hiện tỷ giá đang xem thấp hơn so với ngày trước đó.
Euro
Tỷ giá trung bình: 1 EUR = 26.254,04 VNĐ.
Tham khảo tỷ giá Euro tại các ngân hàng dưới đây:
Ngân hàng mua ngoại tệ Đồng Euro (€) (EUR)
+ Ngân hàng Vietcombank đang mua tiền mặt EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 25.628,63 VND
+ Ngân hàng TPBank đang mua chuyển khoản EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 25.813,00 VND
+ Ngân hàng Sacombank đang mua tiền mặt EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 26.085,00 VND
+ Ngân hàng Sacombank đang mua chuyển khoản EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 26.185,00 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Đồng Euro (€) (EUR)
+ Ngân hàng SHB đang bán tiền mặt EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 26.443,00 VND
+ Ngân hàng SCB đang bán chuyển khoản EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 26.460,00 VND
+ Ngân hàng VietinBank đang bán tiền mặt EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 27.103,00 VND
+ Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 26.916,00 VND
Yên Nhật
Tỷ giá trung bình: 1 EUR = 215,65 VNĐ.
Tham khảo tỷ giá Euro tại các ngân hàng dưới đây:
Ngân hàng mua ngoại tệ Yên Nhật (¥) (JPY)
+ Ngân hàng Vietcombank đang mua tiền mặt JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 208,71 VND
+ Ngân hàng Vietcombank đang mua chuyển khoản JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 210,82 VND
+ Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 215,30 VND
+ Ngân hàng SCB đang mua chuyển khoản JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 215,90 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Yên Nhật (¥) (JPY)
+ Ngân hàng Đông Á đang bán tiền mặt JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 217,20 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 217,50 VND
+ Ngân hàng TPBank đang bán tiền mặt JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 222,32 VND
+ Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 221,77 VND
Ngoại tệ thế giới
Đầu phiên giao dịch ngày 14/7 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 96,46 điểm.
Đầu giờ sáng, đồng USD trên thị trường quốc tế vẫn khá yếu và chưa có tín hiệu tăng trở lại trong bối cảnh nước Mỹ vẫn gặp khó khăn với đại dịch Covid-19.
Đồng bạc xanh tiếp tục bị bán ra khi nhà đầu tư dồn tiền vào chứng khoán và vàng trong bối cảnh các dự báo các kênh đầu tư này hấp dẫn, trong khi đó triển vọng đồng USD khá u ám theo những dự báo không mấy sáng sủa của nền kinh tế Mỹ.
Theo nhiều chuyên gia, môi trường của các biện pháp kích thích và chính sách tiền tệ không được kiểm soát sẽ tiếp tục khiến đồng USD suy yếu khi các ngân hàng trung ương, trong đó có Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục “đùa với lửa”.
Đồng USD giảm còn do Trung Quốc dè dặt với việc ban hành các biện pháp kích thích. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cho biết Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) không có ý định đưa ra thêm nhiều biện pháp kích thích hơn nữa trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phục hồi từ cú sốc do dịch Covid-19.
Theo đó, trong nửa cuối năm 2020, kinh tế Trung Quốc sẽ quay trở về trạng thái bình thường, và vai trò của chính sách tiền tệ truyền thống sẽ trở nên rõ nét hơn. PBoC hiện nhấn mạnh nhiều hơn vào từ “vừa phải” khi xem xét những thay đổi trong tương lai đối với vấn đề lãi suất và nguồn cung tín dụng.
Mùa công bố báo cáo thu nhập của các công ty Mỹ sẽ bắt đầu trong tuần này và được dự kiến sẽ cung cấp thêm bằng chứng về sự phục hồi. Câu hỏi chính sẽ là liệu mức giá hiện có được hỗ trợ bởi triển vọng của các công ty hay không.
Ở những nơi khác, kết quả của cuộc bầu cử tổng thống của Ba Lan vẫn chưa chắc chắn, với một cuộc khảo sát của Ipsos cho thấy Andrzej Duda đương nhiệm, một liên minh của đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền, giành được 51,0% phiếu bầu.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Danske, trong một nghiên cứu cho biết, “nếu Duda thắng một nhiệm kỳ khác, chúng tôi hy vọng sẽ có ít hoặc không có thay đổi trong chính sách kinh tế hoặc quan hệ với EU”.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ