Thị trường chứng khoán hôm nay 24/2
Tính đến 9h40, VN-Index tăng 5,2 điểm (0,44%) lên 1.182,84 điểm, HNX-Index giảm 1,18% xuống 235,97 điểm, UPCoM-Index tăng 0,01% lên 76,48 điểm.
Thị trường mở cửa trong sắc xanh với sự hỗ trợ của các mã vốn hóa lớn. Theo đó, rổ VN30 có 23 mã tăng giá trong khi có 5 mã đứng giá tham chiếu và 2 mã giảm giá. Các cổ phiếu tác động lớn nhất đến đà tăng của thị trường là VCB, HPG và CTG.
Diễn biến theo từng nhóm, các mã nhóm ngân hàng phân hóa trong phiên sáng nay. Những cổ phiếu tăng giá nhẹ dưới 1% có NVB, NAB, VCB, STB, VPB, MBB, VIB. Chiều ngược lại, OCB, BID, ACB, MSN, EIB và KLB giao dịch dưới mốc tham chiếu.
Nhóm bất động sản khởi sắc trong phiên sáng với nhiều trường hợp tăng giá trên 1% như TIG, DIG, DXG, NTL, NLG, CRE, HDG, CCL. Trong khi đó, nhóm bất động sản khu công nghiệp lại đồng loạt giảm nhẹ với các mã giao dịch dưới mốc tham chiếu như KBC, GVR, IDC, PHR, SIP, SZL, TIP, LHG và BCM.
Tại nhóm dầu khí, sắc đỏ chiếm ưu thế khi đa phần các cổ phiếu đều giảm nhẹ trong giờ giao dịch phiên như PVB, PVC, PVD, PVS, PXS, BSR, OIL và GAS. Ngoại trừ cổ phiếu PLX ngược chiều tăng giá hơn 1%, giao dịch quanh mốc 57.400 đồng/cp.
Trở lại diễn biến thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ đầu phiên 23/2 giảm sâu nhưng rồi hồi phục mạnh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell gạt đi những lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có lúc đỏ 360 điểm nhưng kết phiên xanh gần 16 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng chuyển từ chỗ giảm 1,8% sang đóng cửa tăng 0,1%.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite có lúc sụt 3,9% nhưng kết phiên chỉ còn giảm 0,5%. Vào thời điểm thấp nhất phiên, Nasdaq đã lần đầu tiên kể từ ngày 3/11/2020 tụt xuống dưới đường bình quân trượt 50 ngày (MA 50) – một chỉ báo kỹ thuật quan trọng.
Ảnh minh họa. |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/2, chỉ số VN-Index tăng 2,6 điểm (tương đương 0,22%) lên 1.177,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 598,266 triệu đơn vị, giá trị hơn 15.421 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa tăng 0,81 điểm (tương đương 0,34%) lên 238,78 điểm. Trong khi, chỉ số UPCoM-Index giảm nhẹ 0,1 điểm (tương đương 0,13%) xuống 76,47 điểm.
Bản tin phân tích của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, vẫn chưa có sự đột phá nào tích cực để thị trường tiếp bước hành trình lên vùng cao hơn.
Các chỉ số vẫn tiếp tục duy trì phiên đi ngang trên thị trường và sự phân hóa ngày càng rõ nét ở cổ phiếu bluechip cũng như midcap.
Các nhà đầu tư lướt sóng được khuyến nghị có thể giải ngân vào nhóm cổ phiếu đang tích cực để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.
Theo dự báo của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index sẽ tiếp tục có biến động giằng co tích lũy trong phiên kế tiếp.
Tuy nhiên, BVSC cũng kỳ vọng, thị trường sẽ sớm thoát khỏi trạng thái tích lũy này để bước vào nhịp biến động mới theo chiều hướng tích cực trong ngắn hạn.
Các nhóm cổ phiếu sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời, hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của MSCI tại thị trường cận biên sẽ tạo ra ảnh hưởng rõ nét hơn đối với diễn biến thị trường trong các phiên cuối tuần.
Biểu giá chứng khoán trong nước cập nhật mới nhất hôm nay 24/2 lúc 10h30:
Nhận định chứng khoán hôm nay 24/2
Thị trường chứng khoán trong nước ngược dòng thành công, VN-Index kéo dài chuỗi tăng điểm lên phiên thứ hai và trong 6 phiên vừa qua, thị trường có 5 phiên tăng điểm.
Áp lực bán giảm cùng với nhiều bluechips đảo chiều bứt phá giúp chỉ số lấy lại sắc xanh trong phiên giao dịch hôm nay đồng thời giúp thị trường đã vượt đỉnh cuối tháng 1 và tiến về đỉnh lịch sử.
Đóng cửa, VN-Index tăng 2,60 điểm lên 1.177,64 điểm, trong đó VN30-Index tăng 1,92 điểm lên 1.182,47 điểm. Độ rộng thị trường tương đối cân bằng, toàn thị trường có 233 mã tăng/201 mã giảm, ở rổ VN30 có 14 mã tăng, 15 mã giảm và 1 mã giữ tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tiếp tục sôi động với giá trị khớp lệnh đạt hơn 14.300 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn biến không tích cực khi lực bán ròng với tổng giá trị 725 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán ngày 24/2:
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có biến động giăng co tích lũy trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, thị trường được kỳ vọng sớm thoát khỏi trạng thái tích lũy này để bước vào nhịp biến động mới theo chiều hướng tích cực trong ngắn hạn.
Các nhóm cổ phiếu sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời, hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của MSCI tại thị trường cận biên sẽ tạo ra ảnh hưởng rõ nét hơn đối với diễn biến thị trường trong các phiên cuối tuần.
Chứng khoán MB (MBS)
Tiếp tục là phiên rung lắc mạnh khi thị trường tiệm cận ngưỡng cản kỹ thuật 1.200 điểm. Đây cũng là phiên thứ hai liên tiếp thị trường vượt qua nhịp rung lắc mạnh trong phiên để xác nhận tín hiệu thị trường khỏe như đã nhận định. Các nhịp rung lắc ở khu vực 1.200 điểm sẽ thường xuyên xảy ra, nhà đầu tư không nên mua đuổi trong phiên.
Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI)
Dù xu hướng tăng ngắn hạn và trung hạn vẫn đang được duy trì, nhà đầu tư vẫn nên đặt mình trong trạng thái cẩn trọng để chuẩn bị sẵn tâm thế nếu thị trường xảy ra sự điều chỉnh.
Khi sự giằng co vẫn đang diễn ra một cách mạnh mẽ, đặc biệt ở thời điểm VN-Index gần tiệm cận mốc siêu kháng cự 1.200 điểm thì việc duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải là điều cần thiết lúc này.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
VN-Index có thể sớm thử thách lại ngưỡng kháng cự 1.200 điểm trong một vài phiên tới. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu kết thúc giai đoạn tích lũy và bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực.
Xu hướng tăng sẽ rõ ràng hơn trong những phiên tới và mức độ phân hóa của dòng tiền sẽ giảm dần. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh cho thấy chiến lược phù hợp ngắn hạn vẫn là gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.
*Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
T.Anh (TH)/SHTT