Vốn hóa thị trường là gì?
Giá trị vốn hoá thị trường (tiếng Anh: market capitalisation, hoặc rút ngắn market cap, còn gọi là giá trị theo thị trường chứng khoán) là tổng giá trị của số cổ phần của một công ty niêm yết. Đây là sản phẩm có giá trị thị trường của tổng giá trị của số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Các cổ phiếu tự nắm giữ không được tính đến trong việc tính toán vốn hóa thị trường.
Vốn hóa thị trường là số tiền bỏ ra mua toàn bộ 1 doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. |
Có thể hiểu vốn hóa thị trường là số tiền bỏ ra mua toàn bộ 1 doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.
Hãy tưởng tượng: 1 công ty là 1 thùng bia và mỗi lon bia là 1 cổ phiếu. Giá 1 lon bia là 10.000 đồng (tương ứng với 1 cổ phiếu) thì giá trị của 1 doanh nghiệp (1 thùng bia 20 lon) sẽ là 10.000 x 20 lon = 200.000 đồng. Ta gọi 200.000 đồng là vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không chỉ là 20 cổ phiếu mà là hàng triệu đến hàng tỷ cổ phiếu.
Dựa vào ví dụ trên, ta có công thức tính vốn hóa lưu hành:
Vốn hóa = Giá 1 cổ phiếu X số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.
Ví dụ:
- Giá cổ phiếu Vinamilk là: 200.000 đồng
- Số lượng cổ phiếu lưu hành là: 1,45 tỷ cổ phiếu
- Khi đó: Vốn hóa = 200.000 đồng x 1,45 tỷ cổ phiếu = 290.000 tỷ đồng (gần 13 tỷ USD)
Vốn hóa thị trường bạn có thể tìm thấy nó có ghi sẵn trên các website như cafef.vn, cophieu68.com, vietstock.vn và web site các công ty chứng khoán.
Cách phân chia các công ty theo giá trị vốn hóa thị trường
Hiện tại, không có chuẩn mực nào phân loại vốn hóa thị trường của từng doanh nghiệp, tuy nhiên ở mức độ tương đối, trên thế giới chia vốn hóa doanh nghiệp thành 6 nhóm:
- Mega Cap : trên 200 tỷ USD (Amazon : >700 tỷ USD, Google >700 tỷ USD, Bershire Hathaway của cụ Buffett là 500 tỷ USD và nhiều công ty khác nữa)
- Big/Large Cap : 10 đến 200 tỷ USD (Vinamik, Vin-group (mã VIC) ở Việt Nam nằm ở nhóm này)
- Mid Cap : 2 đến 10 tỷ USD
- Small Cap : 300 triệu đến 2 tỷ USD
- Micro Cap : 50 triệu đến 300 triệu USD
- Nano Cap : dưới 50 triệu USD
Các con số này cũng sẽ thay đổi theo thời gian, bởi thị trường chứng khoán về dài dạn sẽ luôn tăng giá và vốn hóa các công ty sẽ ngày càng lớn.
Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, bạn sẽ thường nghe nói các từ Blue-chip, Midcap, Penny… Ở khía cạnh nào đó nó cũng thể hiện mức vốn hóa của cổ phiếu.
Dù không có những thừa nhận chính thức hay khoa học về cách chia nhưng ở thị trường Việt Nam bạn có thể chia:
- Công ty có vốn hóa lớn (Large Cap): Vốn hóa > 10.000 tỷ đồng
- Công ty có vốn hóa trung bình (Mid-cap): 1.000 tỷ <� Vốn hóa < 10.000 tỷ.
- Công ty có vốn hóa nhỏ (Small-Cap): 100 tỷ < Vốn hóa < 1.000 tỷ.
- Công ty có vốn hóa siêu nhỏ (Micro Cap): Vốn hóa < 100 tỷ.
P/S: Cách đánh giá trên chỉ mang tính tương đối.
Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) cũng xây dựng các rổ cổ phiếu dựa vào vốn hóa thị trường cụ thể:
- VN30: Nhóm Large-Cap: Là chỉ số vốn hóa đo lường sự tăng trưởng 30 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất và thanh khoản lớn nhất thị trường, nhóm VN30 chiếm tầm 70% toàn thị trường.
- VNMidcap: Là chỉ số vốn hóa đo lường sự tang trưởng của 70 công ty vốn hóa cỡ vừa của ở Việt Nam.
- VN100: Là sự kết hợp 100 công ty gồm 30 công ty ở nhóm VN30 và 70 công ty nhóm VNMidcap.
- VNSmallCap: Thiết kế để đo lường sự tăng trưởng quy mô ở những công ty nhỏ.