Theo đó, Tòa án đã xác nhận sẽ đưa ra xét xử vụ kiện bản quyền kéo dài giữa Oracle và Google. Điều này cho phép Google tranh luận về một phán quyết gây tranh cãi, có thể giáng một đòn mạnh vào phát triển phần mềm.
Về phía mình, Oracle đã tuyên bố trong nhiều năm rằng hệ điều hành Android được xây dựng dựa trên mã bị đánh cắp từ nền tảng phần mềm Java. Tuy nhiên, Google lập luận rằng họ đã phát triển mã thay thế Java của riêng mình. Các tòa án cấp dưới đã đứng về phía Google, nhưng Tòa phúc thẩm Liên bang đã lật lại quyết định của họ nhiều lần. Cụ thể, Tòa đã kết luận rằng các công ty có bản quyền các gói giao diện lập trình ứng dụng (API), vốn rất quan trọng để làm cho các chương trình phần mềm khác nhau hoạt động cùng nhau và ngăn các công ty khác sử dụng chúng một cách thương mại mà không cần giấy phép.
Phán quyết gần đây nhất được đưa ra vào năm 2018, khi tòa án tuyên bố rằng Google đã sử dụng API Java một cách không công bằng. Vì vậy, gã khổng lồ tìm kiếm đã kiến nghị lên Tòa án tối cao vào tháng 1 năm 2019, yêu cầu lật lại phán quyết ‘trời giáng’ vào ngành công nghiệp phần mềm.
Tranh chấp giữa Oracle và Google, đã kéo dài gần một thập kỷ. Oracle đã kiện Google sau khi họ mua lại chủ sở hữu Java Sun microsystems vào năm 2010, với cáo buộc rằng Google đã vi phạm bản quyền và bằng sáng chế cho Java. Tuy nhiên, thực tế, Google đã giành được bằng sáng chế này vào năm 2012 và nó đã được trao một chiến thắng bản quyền ngay sau đó. Không hài lòng với phán quyết của tòa, Oracle đã kháng cáo quyết định đó, dẫn đến nhiều năm chiến tranh pháp lý giữa 2 công ty này.
Theo Thùy Nguyễn/SHTT