Nghiên cứu này được thực hiện bởi chuyên gia từ phòng thí nghiệm tại Đại học Tel Aviv, do nghiên cứu sinh Offir Inbar đứng đầu và được giám sát bởi Giáo sư Dror Avisar, Viện trưởng Viện Nước ứng dụng Moshe Mirilashvili. Tham gia nghiên cứu còn có nhóm nghiên cứu và phát triển của Công ty Watergen, Giáo sư Alexandra Chudnovsky và các nhà nghiên cứu hàng đầu đến từ Đức.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng tình trạng thiếu nước sạch ngày càng gia tăng trên toàn cầu đòi hỏi tư duy bên ngoài và phát triển các công nghệ mới để sản xuất nước uống. Bầu khí quyển của Trái đất là nguồn nước rộng lớn và có thể tái tạo, có thể là một nguồn nước uống thay thế. Bầu khí quyển của chúng ta chứa hàng tỷ tấn nước, 98% trong số đó ở trạng thái khí - tức là hơi nước có thể khai thác làm nước sinh hoạt.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã áp dụng hàng loạt phân tích hóa học kỹ thuật cao và phát hiện trong hầu hết các trường hợp, tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm, nguồn nước chiết xuất từ không khí ở thành phố Tel Aviv, đô thị lớn nhất của Israel, đều có thể uống được.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt phân tích hóa học nâng cao về nước và phát hiện ra rằng trong phần lớn trường hợp, bao gồm trong các mùa khác nhau và vào thời điểm khác nhau trong ngày, nước chiết xuất từ không khí ở trung tâm của Tel Aviv là an toàn. Ngoài ra, với sự trợ giúp của nhiều công nghệ tiên tiến để theo dõi thành phần của khí quyển và bằng cách áp dụng các phương pháp thống kê tiên tiến.
Ông Offir Inbar tại phòng thí nghiệm của Đại học Tel Aviv. Ảnh: Đại học Tel Aviv |
“Điều khiến chúng tôi lo lắng hiện nay là nước uống lấy từ không khí ở các khu vực đô thị có thể sẽ không đạt tiêu chuẩn và chúng tôi đã chứng minh được không phải như vậy. Chúng tôi hiện đang mở rộng nghiên cứu sang khu vực khác ở Israel, bao gồm Vịnh Haifa và các khu vực nông nghiệp, nhằm điều tra sâu về tác động của các chất ô nhiễm khác nhau đối với chất lượng nước khai thác từ không khí", ông Inbar khẳng định.
Các thí nghiệm được thực hiện trong nghiên cứu đã cho thấy, mặc dù không cần dùng bất kỳ thiết bị lọc nào nhưng nước thu được vẫn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn nước sạch của Israel và của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Ngoài ra, nhờ áp dụng các công nghệ mới nhất và các phương pháp thống kê hiện đại, nhóm nghiên cứu đã lượng hóa được mối quan hệ giữa khối lượng không khí bốc lên trong khí quyển với thời điểm tốt nhất để “thu hoạch” nước. Nghiên cứu này còn có ý nghĩa với các quốc gia không có biển nhưng lại thiếu nước ngọt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những quốc gia có khí hậu nóng ẩm, với phương pháp trên, chi phí lọc nước từ không khí sẽ giảm xuống rất nhiều. Bởi hiện nay, nước biển khử mặn chiếm một phần khá lớn trong nguồn nước uống hàng ngày tại Israel, nhưng chi phí đầu tư và giá thành vẫn tương đối cao.
Nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học nàu được kỳ vọng có thể giúp những khu vực bị thiếu nước sạch hiện nay trên thế giới được cứu sống.
Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo