New York: Cũng sa lầy trong thảm họa kinh tế
Bảo tàng, nhà hát và thư viện đóng cửa; trường học đóng cửa; các quảng trường thường ngập tràn khách du lịch và nhân viên văn phòng nay đã bị bỏ hoang; nhà hàng và quán bar trống rỗng khi nhân viên tuân thủ lệnh giới hạn việc buôn bán và chỉ giao hàng hay cho khách mang về, thành phố New York - "thành phố không bao giờ ngủ" cũng bị sa lầy trong một thảm họa kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính những năm 70 của thế kỷ trước, kể từ khi "cơn bão" Covid-19 xảy đến và tàn phá thành phố này.
Danielle DiMartino Booth, CEO và chiến lược gia trưởng tại Quill Intelligence chia sẻ: "chúng tôi biết rằng COVID-19 đã không biến mất một cách nhanh chóng, điều đó khiến cho sự sợ hãi và kìm hãm khả năng hoặc mong muốn chi tiêu của người tiêu dùng".
Hiện tại, New York đang loạng choạng khởi động trở lại, bắt đầu một giai đoạn mới. Mặc dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp của thành phố New York đang dao động gần 20% - một con số chưa từng thấy kể từ cuộc Đại khủng hoảng.
|
"Thành phố không bao giờ ngủ" cũng bị sa lầy trong một thảm họa kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính những năm 70 của thế kỷ trước. |
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp quốc gia Hoa Kỳ giảm xuống còn 11,1% trong tháng 6, thì tỷ lệ thất nghiệp của thành phố New York đã đạt tới 18,3% trong tháng 5, mức cao nhất trong 44 năm mà dữ liệu thành phố đã thu thập được.
Theo một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang New York, xác suất mất việc làm của một người dân trong 12 tháng tới đã tăng lên gần 21. Đó là con số đạt mức cao kỷ lục trong các cuộc khảo sát của NY Fed kể từ năm 2013. Việc thành phố New York đột ngột đóng cửa gần bốn tháng trước đã khiến ít nhất một triệu người mất việc làm và đe dọa sự sống còn của nhiều chủ doanh nghiệp.
Kelvin L. Rolling, 48 tuổi, nằm trong số những người bị ảnh hưởng. Một người điều phối taxi tại sân bay quốc tế Kennedy trong 5 năm qua, ông Rolling cho biết, ông nghĩ rằng mình là một trong những người may mắn sẽ giữ được công việc mặc dù giao thông tại sân bay bị sụt giảm mạnh. Thật đáng tiếc thay, sau đó vào tháng 6, anh ấy đã bị nghỉ việc trong một thông báo ngắn gọn.
Ông Conway, người đang chăm sóc cho người cha 86 tuổi nói rằng ông hiểu việc mọi người tránh nơi đông đúc. Ông cũng hạn chế tương tác với người khác: tránh các nhà hàng và rạp chiếu phim, đóng gói bữa trưa và lái xe đi làm thay vì đi lại bằng xe buýt và tàu điện ngầm.
"Tôi nghĩ đây là điều đáng sợ nhất tôi từng trải qua", ông nói. "Bởi vì nó không rõ ràng. Chúng ta không thể nhìn thấy nó và mọi người đều mang mối nghi ngờ".
|
Patrick Conway, người chăm sóc người bố 86 tuổi. |
Nhưng người đàn ông 56 tuổi này cũng lo lắng rằng nơi làm việc của mình cũng sẽ bị đóng cửa như nhiều doanh nghiệp khác trong khu vực. "Đó là áp lực đối với người lao động tay chân, chúng tôi không có sự xa xỉ để làm việc từ xa", anh nói. "Đối với tôi về mặt tài chính, đó là một đòn giáng nặng nề. Nếu tôi không làm việc, tôi sẽ không được trả tiền."
New York vỡ trận thật sự, sự càn quét của đại dịch "như một cơn đau tim"
Còn nhớ từ những ngày đầu, khi con virus lây lan âm thầm khắp New York, Thống đốc bang New York Andrew M. Cuomo và Thị trưởng New York Bill de Blasio vẫn tự tin rằng dịch bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả. "Xin lượng thứ cho sự kiêu ngạo của chúng tôi khi là người New York, nhưng mà chúng tôi nghĩ mình có hệ thống y tế tốt nhất trên hành tinh ngay tại New York này. Chúng tôi không nghĩ tình hình tại đây sẽ tồi tệ giống như các nước khác" - ông Cuomo tuyên bố đầu tháng 3.
Tuy nhiên, tình hình đi ngược mong đợi lại. Thành phố New York và các khu vực xung quanh đã trở thành tâm dịch của Mỹ, với số ca nhiễm nhiều hơn cả các quốc gia khác. New York vỡ trận thật sự.
Ông Frank Braconi, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của văn phòng kiểm soát thành phố New York chia sẻ rằng, hầu hết các cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ chỉ giống như một căn bệnh kéo dài, còn sự càn quét mà đại dịch Covid-19 gây ra như thể một “cơn đau tim”.
Bởi vì sao lại ví như vậy, toàn bộ các ngành công nghiệp - nhà hàng, khách sạn, nhà hát, bảo tàng và phòng trưng bày đã từng hoạt động hết công suấtc cho đến khi bị đóng cửa vì đại dịch.
Một chủ doanh nghiệp như John Fitzpatrick, người sở hữu hai khách sạn ở Manhattan, phải sa thải công nhân hai lần trong đại dịch. Ông đã cho hầu hết nhân viên của mình nghỉ khi thành phố New York bị phong tỏa vào giữa tháng 3.
Sau đó, khi ông nhận được một khoản vay bảo vệ tiền lương từ Chính phủ liên bang vào tháng 4, ông đã gọi nhân viên của mình quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, vào tháng 6, khi đường hàng không chưa có dấu hiệu của sự tái hoạt động, ông phải sa thải nhân viên một lần nữa.
Các chuyên gia phân tích, nếu không có dòng khách du lịch vào mùa hè này, thành phố sẽ tiếp tục mất việc làm vào mùa thu và xa hơn nữa. Ronnie Lowenstein, giám đốc dự án ngân sách độc lập của thành phố New York cho biết, tình hình tồi tệ hơn những gì ông nghĩ và cư dân thành phố sẽ phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn kéo dài như những gì đang xảy ra.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ