Theo nld, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành nghị định quy định mức lương tối thiểu (LTT) vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo nghị định này, từ ngày 1/1/2020, người lao động làm việc ở các doanh nghiệp theo chế độ hợp đồng lao động sẽ được tăng lương từ 150.000-240.000 đồng so với năm 2019.
|
Cụ thể:
NLĐ thuộc vùng 1: Tăng từ 4.180.000 đồng lên 4.420.000 đồng/tháng;
NLĐ thuộc vùng 2: Tăng từ 3.710.000 đồng lên 3.920.000 đồng/tháng;
NLĐ thuộc vùng 3: Tăng từ 3.250.000 đồng lên 3.430.000 đồng/tháng;
NLĐ thuộc vùng 4: Tăng từ 2.920.000 đồng lên 3.070.000 đồng/tháng.
Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến rộng rãi đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Tại dự thảo này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/tháng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại...
Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp, theo Vietnamnet.
Điều chỉnh địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại 4 địa phương Theo nld, trong dự thảo Nghị định về tiền LTT năm 2020, Bộ LĐ-TB-XH cũng đề xuất điều chỉnh địa bàn áp dụng mức LTT vùng tại 4 địa phương. Theo đó, điều chỉnh huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước), TP Bến Tre, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) từ vùng III lên vùng II; huyện Đông Sơn, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) điều chỉnh từ vùng IV lên vùng II. Theo Bộ LĐ-TB-XH, việc điều chỉnh nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lận cận. Lý do là các địa bàn trên có thị trường lao động phát triển hơn, hình thành các cụm, KCN, điều kiện cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể, giáp với các địa bàn khác có mức LTT vùng cao hơn. Hiện nay, có 80 địa bàn áp dụng mức LTT vùng I (chiếm 11,22%), có 87 địa bàn áp dụng mức LTT vùng II (12,2%), 168 địa bàn áp dụng mức LTT vùng III (23,56%) và 378 địa bàn áp dụng mức LTT vùng IV (53,02%). Vì vậy, theo Bộ LĐ-TB-XH, việc điều chỉnh một số địa bàn áp dụng năm 2020 (vùng I giữ nguyên, vùng II tăng 3 địa bàn, vùng II tăng 5 địa bàn, vùng IV giảm 8 địa bàn) có tác động không lớn trên tổng thể. Trước đó, hồi tháng 7-2019, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp chốt mức đề xuất tăng LTT vùng năm 2020 là 5,5% để trình Chính phủ xem xét. Chính phủ đã giao Bộ LĐ-TB-XH đánh giá tác động của việc tăng lương. Báo cáo đánh giá tác động việc tăng LTT vùng năm 2020, Bộ LĐ-TB-XH cho biết điều tra 2.000 doanh nghiệp (DN), trong năm 2019, mức lương bình quân thấp nhất DN thực trả cao hơn khoảng 8%-12% so với mức LTT vùng do Chính phủ quy định. Như vậy, thực tế DN đang trả cao hơn mức LTT vùng do Chính phủ quy định năm 2019 và mức dự kiến điều chỉnh năm 2020, nên việc điều chỉnh mức LTT vùng năm 2020 theo dự kiến nêu trên chủ yếu tác động đến chi phí đóng BHXH của các DN. |
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ