Lãnh đạo các công ty lớn của Mỹ như Walmart, Facebook, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Starbucks đã cảnh báo về tác động "thảm khốc" đối với nền kinh tế và thị trường việc làm của Mỹ, nếu gói viện trợ liên bang dành cho các doanh nghiệp không được thông qua.
|
Một gói cứu trợ kinh tế lên đến 1000 tỷ USD đã đạt được thỏa thuận hôm 19/12 |
Các chính trị gia Mỹ đã chốt được thỏa thuận chi tiết cho dự luật sau khi trước đó đã không thể thống nhất được với nhau về các kênh cho vay khẩn cấp của Fed. Chủ tịch Phe đa số tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, vào chiều ngày Chủ Nhật cho biết mọi vấn đề đã được dàn xếp.
Phát biểu trước Thượng viện, ông McConnell nói: "Cuối cùng ít nhất chúng ta đã đạt được sự đồng thuận của hai đảng. Giờ đây chúng ta cần phải chốt được những chi tiết cuối cùng, tránh đi khả năng có bất kỳ trở ngại nào phút cuối và hợp tác để dự thảo được cả Thượng viện và Hạ viện thông qua".
Tuy nhiên, vào sáng sớm 20/12, Tổng thống Donald Trump lại đăng lên Twitter đòi quốc hội “tăng thêm tiền trong các khoản thanh toán trực tiếp”. Yêu cầu của ông Trump có thể sẽ khiến quá trình đàm phán khó khăn trở lại.
Bất đồng giữa các bên đang làm trì hoãn hàng trăm tỷ USD viện trợ khẩn cấp cho những người thất nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, tiền tài trợ cho các cơ sở phân phối vaccine và chăm sóc sức khỏe cũng bị chậm trễ.
Vào đêm ngày Chủ Nhật, Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua việc bổ sung gói chi tiêu duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ. Gói này dự kiến sẽ được gắn trực tiếp với gói chi tiêu 1,4 nghìn tỷ USD, Quốc hội Mỹ gần đây đã chốt được, trước đó Quốc hội cũng đã thông qua được gói chi tiêu tạm thời trong khi cố gắng chốt được các thỏa thuận liên quan đến gói giải cứu.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện, ông Chuck Schumer, nhận xét: "Thỏa thuận này không hoàn hảo thế nhưng nó sẽ mang đến hỗ trợ khẩn cấp cho một đất nước đang trong tình thế cấp bách".
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng cho rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đang bị “vùi dập” bởi làn sóng bùng phát trở lại dịch Covid-19, cần tăng cường chi tiêu công để giúp các hộ gia đình và các doanh nghiệp vượt qua tác động của khủng hoảng dịch bệnh này.
Lời kêu gọi trên được đưa ra giữa lúc Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng bắt đầu nối lại các cuộc đàm phán về gói cứu trợ mới của Chính phủ, bao gồm cả việc gia hạn gói trợ cấp thất nghiệp đã hết hạn vào tuần trước.
Hiện phe Dân chủ không đồng ý với đề xuất cắt giảm mức trợ cấp thất nghiệp 600 USD/người/tuần xuống còn 200 USD, cho rằng mức hỗ trợ này không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ. Sau gói cứu trợ 3.000 tỷ USD được Quốc hội nhanh chóng thông qua vào tháng Năm, các nhà lập pháp Mỹ đã bỏ lỡ thời hạn chót 31/7 vừa qua để gia hạn cứu trợ thất nghiệp, vốn được cho là đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ.
Theo Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam