Hà Nội, Thứ Năm Ngày 25/04/2024

Phân biệt 3 phương thức khớp lệnh giao dịch chứng khoán

Theo ANTT 10:24 15/10/2019

Về phương thức giao dịch, hiện nay Việt Nam áp dụng 3 phương thức giao dịch: Giao dịch khớp lệnh định kỳ, giao dịch khớp lệnh liên tục và giao dịch thỏa thuận.

Phân biệt 3 phương thức khớp lệnh giao dịch chứng khoán

Chứng khoán được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán gồm: các cổ phiếu do các công ty phát hành, các chứng chỉ quỹ và các sản phẩm hợp tác đầu tư và trái phiếu.

Về phương thức giao dịch, hiện nay Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh áp dụng 3 phương thức giao dịch: Giao dịch khớp lệnh định kỳ, giao dịch khớp lệnh liên tục và giao dịch thỏa thuận.

3 phương thức giao dịch hiện nay đang áp dụng: Giao dịch khớp lệnh định kỳ, giao dịch khớp lệnh liên tục và giao dịch thỏa thuận.

Trong khi đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và giao dịch thỏa thuận.

Khớp lệnh định kỳ

Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:

  • Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
  • Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

Khớp lệnh liên tục

Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

Nếu thoả mãn về giá thì lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ thoả mãn với lệnh bán có mức giá thấp nhất đang chờ sẵn. Mức giá thực hiện được là mức giá được nhập vào hệ thống trước.

Khớp lệnh thỏa thuận

Giao dịch thoả thuận (GDTT) là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên (CTCK) nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.

Thông thường, số lượng chứng khoán trong giao dịch thỏa thuận rất lớn. Tối thiểu phải lớn hơn hặc bằng 5.000 cổ phiếu/giao dịch đối với sàn HNX, và lớn hơn hoặc bằng 3.000 trái phiếu giao dịch.

Khối lượng giao dịch phải là lô chẵn. Đây là một trong những quy định chung của giao dịch thỏa thuận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ưu điểm và hạn chế của các giao dịch chứng khoán

Đối với giao dịch khớp lệnh định kỳ

Ưu điểm:

Khớp lệnh định kỳ là phương pháp thích hợp để tìm ra mức giá cân bằng, vì nó cho phép xác định được giá chứng khoán sau khi đã tập hợp các lệnh mua và các lệnh bán được đặt trong một khoảng thời gian xác định.

Hạn chế được sự biến động giá quá mức nảy sinh từ những lệnh giao dịch có giá giao dịch bất thường, tạo sự ổn định giá cần thiết trên thị trường.

Phù hợp với những thị trường còn nhỏ, khối lượng giao dịch còn ít, nó cho phép tiết kiệm chi phí giao dịch.

Hạn chế:

Không phản ánh được các thông tin thị trường tức thời vào trong giá chứng khoán.

Khối lượng chứng khoán được giao dịch bị hạn chế ở một mức độ nhất định, không thích hợp cho việc đẩy mạnh tính thanh khoản của thị trường.

Đối với giao dịch khớp lệnh liên tục

Ưu điểm:

Làm cho giá cả phản ánh được tức thời thông tin trên thị trường. Phương thức này cung cấp liên tục mức giá của chứng khoán, giúp nhà đầu tư có thể phản ứng nhanh nhạy hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư trước sự biến động của thị trường.

Giao dịch khớp lệnh liên tục cho phép việc thực hiện giao dịch với tốc độ nhanh và xử lý được khối lượng giao dịch lớn trong một phiên giao dịch.

Cho phép việc thực hiện giao dịch với tốc độ nhanh và xử lý được khối lượng giao dịch lớn trong một phiên giao dịch, phù hợp với những thị trường quy mô, khối lượng giao dịch lớn và có nhiều lệnh giao dịch.

Hạn chế:

Hạn chế chủ yếu của phương thức khớp lệnh này là có thể tạo ra sự dao động giá cả tương đối lớn trong phiên giao dịch, thị trường dễ bị tác động bởi những giao dịch có khối lượng lớn.

Đối với giao dịch thỏa thuận

Ưu điểm:

Cho phép việc thực hiện giao dịch khối lượng giao dịch lớn trong một phiên giao dịch, phù hợp với những thị trường quy mô, khối lượng giao dịch lớn.

Hạn chế:

Lệnh Giao dịch thỏa thuận chỉ có hiệu lực trong ngày.

Giá trị Giao dịch không được sử dụng để tính toán chỉ số Index (VN-Index, HNX-Index…)

Giao dịch thỏa thuận phải tuân theo quy định về biên độ giá trong ngày. Các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ không được phép giao dịch thỏa thuận trong ngày giao dịch đầu tiên.

Theo quy định hiện hành thì lệnh đã đặt không được quyền hủy, vì vậy nhà đầu tư phải hết sức thận trọng.

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/phan-biet-3-phuong-thuc-khop-lenh-giao-dich-chung-khoan-d62498.html

Bạn đang đọc bài viết Phân biệt 3 phương thức khớp lệnh giao dịch chứng khoán tại chuyên mục Video. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Video