Hà Nội, Thứ Năm Ngày 18/04/2024

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

DOANH NHÂN VIỆT NAM 09:41 12/09/2021

Chuyến thăm Châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với EU.

Từ ngày 5/9 đến ngày 11/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao của Việt Nam tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo. Tại chuyến đi này, Chủ tịch Quốc hội đã thăm làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Vương quốc Bỉ và thăm chính thức CH Phần Lan.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang châu Âu từ sau Đại hội Đảng XIII tới nay và sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 2
Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 3

Chuyến thăm EU, Bỉ, Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được truyền thông nước ngoài cập nhật liên tục và đánh giá cao. Cụ thể, truyền thông Italy và châu Âu đã dành nhiều quan tâm theo dõi và đánh giá ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm trong việc tăng cường quan hệ song phương Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) cũng như góp phần thúc đẩy các cơ chế trao đổi, hợp tác đa phương ở khu vực và toàn cầu. Có thể khẳng định rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh dấu hoạt động đối ngoại cấp cao đầu tiên của Việt Nam với EU kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ XIII và bầu cử Quốc hội khóa XV tại Việt Nam, kỷ niệm tròn một năm Hiệp định Tự do thương mại giữa EU và Việt nam (EVFTA) có hiệu lực.

Chiều 7/9, theo giờ địa phương, Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) diễn ra theo chương trình nghị sự tại thủ đô Vienna của Áo. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có phát biểu quan trọng.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 4

Thảo luận chuyên đề có nội dung về “Phục hồi sau đại dịch: Chuyển đổi nền kinh tế để chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ thế giới hiện đang phải ứng phó với “thách thức kép,” vừa chống dịch COVID-19 vừa tìm cách phục hồi từ sự tàn phá của đại dịch; đồng thời đối mặt những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đe dọa hệ sinh thái, cuộc sống người dân trên toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia phải đổi mới thể chế, phương thức quản trị...

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 5

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, đối với Việt Nam, phục hồi sau đại dịch, chuyển đổi nền kinh tế để ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững là thách thức rất lớn. Việt Nam đang ưu tiên huy động các nguồn lực, sự chung tay hành động của mọi người dân, kiên quyết thực hiện nhiều biện pháp mạnh trong phòng, chống dịch COVID-19 nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì chuỗi cung ứng và bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân.

Chủ tịch Quốc hội Vương Định Huệ khẳng định, các nước cần tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác nghị viện nhằm chia sẻ kinh nghiệm cùng ngăn chặn đại dịch COVID-19, hỗ trợ cung cấp vaccine, hợp tác sản xuất vaccine, nâng cao năng lực y tế công cộng, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì sản xuất, ổn định chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Tại phiên thảo luận này, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định vì đây là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.

Nguồn VTV

Trong bối cảnh các thách thức toàn cầu đòi hỏi hành động mang tầm chiến lược toàn cầu, Chủ tịch Quốc hội kêu gọi các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển, không phân biệt quan điểm chính trị, cần phối hợp hành động, đóng góp nguồn lực của mình, ủng hộ và làm sống động chủ nghĩa đa phương để chiến thắng đại dịch COVID-19; các Nghị viện, các quốc gia cần tiếp tục ủng hộ, tin tưởng và tăng cường hợp tác đa phương với vai trò trung tâm dẫn dắt của Liên hợp quốc, dựa trên các nguyên tắc và giá trị của Liên hợp quốc, cùng sự tham gia của các tổ chức quốc tế, khu vực, qua đó bảo đảm đủ nguồn lực tài chính để đạt được các mục tiêu phục hồi toàn diện và bền bỉ sau đại dịch COVID-19.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 6

Ngay sau khi tham dự và truyền tải nhiều thông điệp tại các hoạt động nghị viện đa phương và song phương tại Cộng hòa Áo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có chuyến thăm làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Bỉ từ ngày 8-9/9.

Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam với Nghị viện châu Âu và Vương quốc Bỉ, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ đã phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng vaccine, vật tư thiết bị y tế phòng dịch COVID-19 và Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước.

Theo đó, Với sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội và Đoàn Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Bỉ, đại diện Bộ Ngoại giao Bỉ đã trao 100.000 liều vaccine AstraZeneca hỗ trợ Việt Nam phòng, chống dịch COVID-19.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 7

Cùng với đó, để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, Liên minh châu Âu (EU), nhiều thỏa thuận thương mại đã được đàm phán thành công và ký kết dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội, Đoàn đại biểu Việt Nam và Bỉ, EU. Đây được đánh giá là những thỏa thuận, hợp đồng thương mại mang ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:

-Vingroup và Drager Medical của Đức ký Bản ghi nhớ về việc mua 500 máy thở với tổng giá trị hợp đồng là 12,5 triệu Euro, tương đương 337 tỷ đồng.

-Vingroup và Lowenstein Medical ký Bản ghi nhớ về việc mua 145 máy thở với tổng giá trị Hợp đồng ước tính là 2,7 triệu euro, tương đương 72,4 tỷ đồng.

- Vingroup và Koninkluke Philips ký Bản ghi nhớ về việc mua 500 máy theo dõi bệnh nhân trị giá 2,37 triệu Euro, tương đương 65 tỷ đồng.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 8

- T&T và Ørsted ký Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi với trị giá khoảng 30 tỷ USD.

Ngoài ra, các hợp đồng do DEME ký kết trị giá 3 tỷ Euro, tương đương 84 nghìn tỷ đồng bao gồm:

-Zarubezhneft và DEME ký Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi tại Vinh Phong, Tỉnh Bình Thuận có công suất 1.000 MW, công suất phát dự kiến tối thiểu là 3,151 GWh/năm

-Công ty DEEP C và DEME ký Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu các dự án năng lượng mặt trời trên bãi rác Đình Vũ.

-Công ty DEEP C và DEME ký Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi, cấp điện trực tiếp cho các khu công nghiệp DEEP C2 và DEEP C3, khu vực cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện và hòa lưới điện quốc gia.

-Công ty Cổ phần dược phẩm T&T và Công ty GERBION GmbH & Co. KG (Đức) lên ký thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ và sản xuất các kit xét nghiệm RT – PCR Virella SARS-CoV-2 seqc tại Việt Nam.

-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Smart Universal Logistics NV ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển công nghệ khử mặn nước từ gió.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 9

Ngoài ra, nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất, thử nghiệm, mua bán thiết bị test Covid-19 cũng đã được ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và các các đối tác ngoại.

-Công ty Cổ phần dược phẩm T&T và Công ty GERBION GmbH & Co. KG (Đức) lên ký thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ và sản xuất các kit xét nghiệm RT – PCR Virella SARS-CoV-2 seqc tại Việt Nam.

- Công ty Cổ phần dược phẩm T&T và Công ty HYPRA Human Health S.L. U (Tây Ban Nha) lên ký kết thỏa thuận hợp tác về thử nghiệm lâm sàng và mua vaccine phòng chống Covid-19 HIPRA SARS-CoV-2 với số lượng dự kiến là 50 triệu liều, tổng giá trị hợp đồng khoảng 375 triệu Euro, tương đương với 10.500 tỷ đồng Kèm theo là Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất loại Vaccine Covid-19 này tại Việt Nam.

-Công ty T&T Pharma và Công ty AVESTOS INTERNATIONAL GMBH (Đức) lên ký Hợp đồng mua bán kit xét nghiệm Real – time PCR sản xuất tại Đức. Tổng giá trị hợp đồng là 85 triệu USD, tương đương 2.285 tỷ đồng.

Chuyến thăm và làm việc tại EU, Bỉ, Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp Việt. Trong đó, tập đoàn T&T đã ký được rất nhiều hợp đồng có giá trị.
Chuyến thăm và làm việc tại EU, Bỉ, Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp Việt. Trong đó, tập đoàn T&T đã ký được rất nhiều hợp đồng có giá trị.

- Tập đoàn T&T và Công ty MINGOTHINGS S.L Tây Ban Nha lên ký kết hợp đồng mua 1 triệu bộ test kit xét nghiệm PCR Covid-19. Tổng giá trị hợp đồng là khoảng 6 triệu euro, tương đương 162 tỷ đồng.

- Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Tập đoàn Tập đoàn JAKS Resources Berhad (Malaysia) lên ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Tập đoàn T&T, Tập đoàn Dầu khí Petronas (Malaysia) và Tập đoàn JAKS Resources Berhad (Malaysia) về việc hợp tác đầu tư dự án Nhà máy Điện Khí Quảng Ninh 2, có vị trí tại tỉnh Quảng Ninh, công suất nhà máy là 1500 MW. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD tương đương 35.000 tỷ VNĐ.

- Công ty TNHH trang thiết bị y tế Hà Anh và Công ty Salofa Oy (Phần Lan) lên ký kết Hợp đồng hợp tác phân phối độc quyển sản phẩm xét nghiệm nhanh Sars-Cov -2.

- Công ty TNHH trang thiết bị y tế Hà Anh và Công ty Salofa Oy (Phần Lan) lên ký kết Hợp đồng hợp tác phân phối độc quyển sản phẩm xét nghiệm nhanh Sars-Cov -2.

Tiếp đó, ngày 11/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tập đoàn T&T Group đã ký kết một loạt biên bản và hợp đồng hợp tác với các đối tác tại châu Âu để thử nghiệm lâm sàng, mua và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng COVID-19, kit xét nghiệm Covid-19 Realtime RT-PCR; hợp tác phát triển điện khí, sản xuất pin năng lượng mặt trời thế hệ mới; hợp tác giáo dục, đào tạo nhân lực và thể thao.

Cụ thể, Công ty TNHH Dược phẩm T&T (T&T Pharma - đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group) và Công ty HIPRA Human Health S.L.U của Tây Ban Nha đã ký thỏa thuận hợp tác thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng Covid-19 HIPRA SARS-CoV-2 (do Công ty HIPRA sản xuất) tại Việt Nam. Đồng thời, T&T Pharma ký hợp đồng mua 50 triệu liều vắc xin HIPRA SARS-CoV-2, với tổng giá trị là 375 triệu Euro (tương đương với 10.500 tỷ đồng).

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Tập đoàn T&T trao tặng 1 triệu bộ Kit xét nghiệm nhân chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại EU, Bỉ và thăm chính thức Phần Lan.
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Tập đoàn T&T trao tặng 1 triệu bộ Kit xét nghiệm nhân chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại EU, Bỉ và thăm chính thức Phần Lan.

Với sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tập đoàn T&T Group cũng đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội với các đối tác quốc tế. Đó là biên bản ghi nhớ về việc T&T Group và Tập đoàn JAKS Resources Berhad của Malaysia hợp tác đầu tư dự án Nhà máy Điện khí Quảng Ninh 2 tại tỉnh Quảng Ninh, có công suất 1.500 MW với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD (tương đương 35.000 tỷ đồng); biên bản ghi nhớ về việc T&T Group và Tập đoàn Solar Finland của Phần Lan hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời thế hệ mới; biên bản ghi nhớ về việc T&T Group hợp tác Công ty Finest Future của Phần Lan về hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thể thao và công nghệ cao trong thực phẩm và nông nghiệp.

Có lẽ, đáng chú ý nhất là lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về việc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam trị giá khoảng 30 tỷ USD giữa Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển và Ørsted.

Theo thông tin từ T&T Group, quan hệ hợp tác chiến lược này hứa hẹn đem lại nguồn cung lớn về năng lượng tái tạo thông qua các dự án điện gió ngoài khơi đầu tư mới tại tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỷ USD (dự kiến được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm).

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 10

Theo đó, hai tập đoàn sẽ sử dụng kinh nghiệm, năng lực, phát huy hết thế mạnh và khả năng của mỗi bên nhằm đem lại hiệu quả tích cực cho các dự án, đồng thời góp phần thúc đẩy, hỗ trợ việc hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng, khung pháp lý hiệu quả cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Ngay sau lễ ký kết, hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu, lập quy hoạch các dự án điện gió ngoài khơi phù hợp với quy hoạch điện quốc gia, trình các cấp có thẩm quyền của Việt Nam xem xét phê duyệt.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 11

Hơn 30 tỷ USD là giá trị của những bản hợp đồng mà các doanh nghiệp Việt và các đối tác ngoại đã được ký dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Đây không đơn thuần là các hợp đồng kinh tế mà nó còn mở ra cơ hôi hợp tác cho các doanh nghiệp Việt tại EU và ngược lại.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 12

Tại buổi hội đàm với Chủ tịch Nghị viện Châu Âu David Sasoli, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề nghị Nghị viện Châu Âu ủng hộ gỡ thẻ vàng IUU đối với khai thác thủy sản của Việt Nam, giúp bảo đảm sinh kế của ngư dân Việt Nam. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để khắc phục và đã đạt những kết quả rất tích cực.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 13

Cùng với đó, tại hội đàm, hai bên đã trao đổi hàng loạt các vấn đề nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nghị viện, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU phát triển mạnh mẽ vì lơi ích của cả hai bên.

Theo đó, để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại một cách toàn diện, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn EP có tiếng nói để nghị viện các nước chưa phê chuẩn EVIPA sớm phê chuẩn hiệp định quan trọng này nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của doanh nghiệp đồng thời tiếp tục tạo điều kiện để thực thi Hiệp định EVFTA một cách hiệu quả nhất.

Về hợp tác chống COVID-19, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cảm ơn EP, đại diện các cơ quan hữu quan của EU và các nhóm Nghị sỹ tại EP đã đồng hành, ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam phòng chống dịch; chia sẻ quan điểm của Nghị viện Châu Âu rằng “chỉ có đoàn kết, sẻ chia và niềm tin quyết thắng” sẽ giúp nhân dân sớm khắc phục hậu quả dịch bệnh và trở lại cuộc sống bình thường mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng bày tỏ mong muốn EP tích cực hỗ trợ nguồn cung vaccine từ châu Âu, qua cơ chế COVAX, chia sẻ vaccine “dôi dư”, hỗ trợ cung cấp vật tư, trang thiết bị y tế thiết yếu, thuốc điều trị COVID-19, hợp tác sản xuất vaccine. Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị mọi mặt để có thể trở thành trung tâm sản xuất vaccine ở khu vực.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 14

Sau khi lắng nghe ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu ghi nhận các đề xuất của phía Việt Nam và khẳng định EVFTA là mô hình hợp tác mẫu mực và cho biết EP đã thông qua Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA và đang thúc đẩy Nghị viện các quốc gia thành viên còn lại phê chuẩn. Nghị viện Châu Âu chia sẻ những khó khăn của Việt Nam hiện nay và sẽ nỗ lực vận động vaccine cùng các trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống COVID-19 của Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Châu Âu EP đang có những bước phát triển tích cực cả kênh song phương và đa phương. Trong bối cảnh đại dịch, hai bên vẫn duy trì tiếp xúc thông qua hình thức trực tuyến với các cuộc họp trao đổi về triển khai EVFTA và các vấn đề quốc tế. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hoạt động trao đổi đoàn các cấp, trao đổi, thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghị viện, trong đó có công tác lập pháp.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 15

Hai bên khẳng định sẽ cùng nhau trao đổi để giải quyết một số tồn tại như gỡ “thẻ vàng” thuỷ sản IUU, thu hẹp khác biệt về vấn đề quyền con người….

Có thể nói, chuyến thăm châu Âu, Chủ tịch Quốc hội đã dành rất nhiều thời gian để làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài. Có lẽ, thông điệp mà người đứng đầu Quốc hội truyền đi là Việt Nam luôn mở rộng cánh cửa và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoại vào đầu tư.

Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp đại diện một số tập đoàn kinh tế của Bỉ đến chào như đại diện Tập đoàn Exonmobil (đang đầu tư dự án Cá Voi Xanh với tổng vốn đầu tư đạt 20 tỷ USD để sản xuất khí tự nhiên ngoài khơi tại miền Trung Việt Nam); Công ty Infra Asia Investment (IAI) - công ty đã đầu tư các khu công nghiệp tại Hải Phòng và Quảng Ninh với số vốn 1,2 tỷ USD; Công ty Smart Universal Logistics…

Tại cuộc tiếp Giám đốc cấp cao khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tập đoàn dầu khí ExxonMobil (Hoa Kỳ), ông Perer Lavoy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn trong việc triển khai và hoàn tất việc ký kết thỏa thuận nguyên tắc về bảo lãnh và cam kết của Chính phủ.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 16

Chủ tịch Quốc hội cho rằng dự án Cá Voi Xanh với tổng vốn đầu tư đạt 20 tỷ USD để sản xuất khí tự nhiên ngoài khơi tại miền Trung Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, là điều kiện quan trọng để Việt Nam xây dựng và vận hành các nhà máy điện khí tại khu vực miền Trung. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tập đoàn Exonmobil và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp tục phối hợp chặt chẽ để duy trì đúng tiến độ, đưa dòng khí đầu tiên vào bờ vào năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội cho biết chủ trương của Việt Nam là tăng năng lượng điện gió, giảm dần điện than, tăng khí hóa lỏng. Các dự án lọc hóa dầu mà ExxonMobil dự kiến triển khai tại Việt Nam nhưng bị trì hoãn do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, Chủ tịch Quốc hội đề nghị sớm khởi động lại trong thời gian sớm nhất sau dịch bệnh.

Ghi nhận và ủng hộ kế hoạch xây dựng nhà máy điện LNG Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm hiện nay dự thảo Quy hoạch điện VIII đã xem xét đề xuất phát triển một số dự án LNG tại miền Bắc, trong đó có dự án LNG Hải Phòng; đề nghị các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và thành phố Hải Phòng cùng nhà đầu tư sớm xem xét cụ thể để đáp ứng yêu cầu điện năng của Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 17

Cũng tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội cho biết Việt Nam bị tác động lớn của đại dịch COVID-19 và đang nỗ lực ứng phó, đề nghị ông Perer Lavoy có tác động tới Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam, hoặc nhượng lại số vaccine dôi dư, giúp Việt Nam đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch, trong đó có các khu công nghiệp để đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tiếp ông Fabien De Jonge, thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Infra Asia Investment (IAI), công ty đã đầu tư các khu công nghiệp tại Hải Phòng và Quảng Ninh với số vốn 1,2 tỷ USD và hiện đang có định hướng mở rộng hoạt động đầu tư trong một số lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao chủ trương mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 18

Về kiến nghị của công ty khi gặp khó khăn trong triển khai dự án hạ tầng khu công nghiệp và cảng Nam Tiền Phong do diện tích đất chồng lấn giữa hai địa phương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và nhà đầu tư sớm bàn bạc tìm ra cách thức giải quyết phù hợp, đúng quy định.

Tiếp ông Eddy Bruyninckx, đại diện Công ty International Port Engineering & Investments Limited (IPEI), Chủ tịch Quốc hội cho biết logistics hiện đang được Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm thúc đẩy. Tuy nhiên, hoạt động logistics hiện vẫn gặp những khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các dự án hoạt động hiệu quả của IPEI tại Việt Nam, đặc biệt là các dự án hợp tác đầu tư, kinh doanh tại các Khu công nghiệp ở Hải Phòng và Quảng Ninh; đề nghị công ty và các đối tác khác tiếp tục nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng các Khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, để thu hút ngay càng nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA.

Về chủ trương, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam cam kết đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Cho rằng dự án trung tâm Logistics Cái Mép Hạ (Vũng Tàu) có thể được coi là "dự án mẫu" trong thể hiện vai trò của IPEI và sự hợp tác của các đối tác có năng lực của châu Âu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị IPEI và các đối tác trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để được hướng dẫn và thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Tại cuộc tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam về phát triển kinh tế, xã hội và công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 19

Đó là nhận xét của Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU, Nguyễn Văn Thảo với TTXVN. Ông nói rằng, EU là một đối tác hết sức quan trọng của Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Hai bên đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ 50 năm nay và đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Tuy nhiên, những biến động của thế giới và đặc biệt đại dịch COVID-19 trong hai năm vừa qua đã cản trở việc trao đổi các đoàn cấp cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Bỉ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Bỉ

Ông Thảo nhấn mạnh, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến châu Âu sẽ tạo nên một xung lực mới để thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU lên một tầng cao mới, dựa trên những thành tựu mà hai bên đã đạt được. Đó là Hiệp định Khung về hợp tác và đối tác chiến lược toàn diện (PCA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) và 8 khuôn khổ đối thoại giữa Việt Nam và EU.

Liên quan đến mối quan hệ với Bỉ, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh "Việt Nam cũng là một đối tác quan trọng". Bỉ là trung tâm châu Âu, nơi đặt trụ sở của EU. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong nông nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực có đóng góp rất quan trọng vào phát triển đất nước.

Đại sứ khẳng định: "Do đó, chúng ta cần có những biện pháp thúc đẩy, đưa quan hệ với Bỉ đi vào thực chất và hiệu quả đối với hai bên".

Có thể nói rằng, hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam-EU đã tăng rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Thu hút đầu tư EU vào Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhất định. Đặc biệt là hợp tác về văn hóa, khoa học-kỹ thuật. Đây cũng là những lĩnh vực quan trọng giữa hai bên.

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh điều này cho thấy EU hết sức coi trọng vai trò của Việt Nam trong khu vực, đồng thời Việt Nam cũng khẳng định EU là một đối tác toàn diện, có nhiều tiềm năng phát triển, hợp tác.

"Tôi nghĩ rằng về vấn đề chính trị, hai bên đã có sự tin tưởng lẫn nhau, cần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và EU", Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ chia sẻ.

Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Đặng Thị Hải Tâm cũng khẳng định với TTXVN rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phần Lan mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 20

Bà Hải Tâm cho biết, Phần Lan đã tích cực ủng hộ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay. Hai nước tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương quốc tế. Phần Lan coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.

Trong hơn 4 thập kỷ, Phần Lan luôn coi Việt Nam là một trong các đối tác ưu tiên trong việc phân bổ nguồn hỗ trợ phát triển không hoàn lại không điều kiện với tổng giá trị hơn nửa tỷ euro.

Đại sứ Đặng Thị Hải Tâm nhấn mạnh, chuyến thăm của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam đến khu vực châu Âu từ sau Đại hội Đảng XIII và kết thúc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV.

Ngoài ra, mục tiêu ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế cũng là trọng tâm của chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội. Thông qua thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam và Phần Lan nói riêng và quan hệ Việt Nam với khu vực Bắc Âu nói chung, Việt Nam sẽ thu hút công nghệ mới, tiên tiến hàng đầu thân thiện với môi trường cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Phần Lan Sanna Marin. (Nguồn: BNG)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Phần Lan Sanna Marin. (Nguồn: BNG)

Bà Đặng Thị Hải Tâm nói rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Phần Lan sẽ mở đầu cho một kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai nước, theo đó hai bên tăng cường gắn kết các thành phần kinh tế năng động của hai nước cho sự phát triển chung, cùng có lợi.

Báo Thế giới trẻ (Junge Welt) của Đức viết rằng, chuyến thăm tới châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, bên cạnh vấn đề hợp tác liên nghị viện, được coi là thành công xét về nội dung và kết quả các cuộc làm việc và Việt Nam đã chứng tỏ được là đối tác có năng lực. Bài báo cũng đánh giá chuyến thăm của người đứng đầu Quốc hội Việt Nam đã thể hiện chính sách đối ngoại và kinh tế đa dạng và độc lập của Việt Nam.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 21

-Ngày 6/9 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Trưởng Văn phòng đại diện Liên hợp quốc tại Vienna (Áo), bà Ghada Fathi Waly.

-Ngày 6/9 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Ứng dụng IMC Krem, Tập đoàn WEFORYOU, Tập đoàn CHRISTOF System.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 22

-Ngày 6/9 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani.

- Ngày 6/9 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thăm làm việc tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Thủ đô Vienna và gặp Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Mariano Grossi.

Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh 23

-Ngày 7/9 theo giờ địa phương, tại Áo - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko.

-Ngày 7/9, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp Phó Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Ana Maria Mari Machacdo.

- Ngày 7/9 theo giờ địa phương (tức tối 7/9 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Martin Chungong.

- Ngày 7/9, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Phó chủ tịch Hạ viện Vương quốc Anh bà Eleanor Laing.

- Ngày 7/9, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Italy Roberto Fico.

- Ngày 7/9 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Chile Diego Alfredo Paulsen Kehr.

-Ngày 7/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla.

-Ngày 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.

-Ngày 8/9 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với ông David Sasoli, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP).

-Ngày 8/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự khánh thành Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ.

- Ngày 9/9/2021 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp các doanh nghiệp của Bỉ và châu Âu.

-Ngày 9 /9 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp Phó Thủ tướng Bỉ Pierre-Yves Dermagne.

- Ngày 9/9 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Bỉ Eliane Tillieux tại Brussels, Vương quốc Bỉ.

-Ngày 9/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Chủ tịch đảng Lao động Bỉ (PTB), ông Peter Mertens.

- Ngày 10/9 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Phần Lan Sauli Niinisto.

- Ngày 10/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo Tập đoàn Nokia.

-Ngày 10/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Phần Lan Sanna Marin.

- Ngày 10/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Anu Vehvilainen.

-Ngày 11/9 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Helsinki, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp thân mật đại diện một số doanh nghiệp trẻ người Việt tại Phần Lan.

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/chuyen-di-mang-ve-hang-chuc-ti-usd-va-tam-nhin-chien-luoc-cua-chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-d110388.html

Bạn đang đọc bài viết Chuyến đi mang về hàng chục tỉ USD và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại chuyên mục Tin tức bộ ngành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tin tức bộ ngành