Cụ thể, trong danh sách này có các cơ sở và doanh nghiệp điển hình như Công ty CP Dược phẩm Bắc Ninh, Công ty CP Dược liệu Hà Nội.
Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết, cơ quan này có đề xuất với Bộ Y tế về việc xây dựng hoàn chỉnh thông tư về phạm vi hoạt động chuyên môn của lĩnh vực y học cổ truyền, các quy định về điều kiện sơ chế, chế biến thuốc y học cổ truyền tại cơ sở khám, chữa bệnh... để quản lý chặt chẽ hơn.
Theo PCT Hội Đông y TP. HCM ông Trần Hữu Vinh, thường xuyên thấy các quảng cáo thuốc đông y chữa dứt điểm các bệnh mạn tính, điều trị khỏi ngay, thậm chí cam kết chữa khỏi 100% hoặc hoàn tiền, chữa bệnh bằng mê tín dị đoan và không ngạc nhiên về tình trạng này.
"Người dân khi phát hiện các cơ sở vi phạm, cá nhân lợi dụng danh nghĩa lương y để kinh doanh bất hợp phác, cần thông báo cho cơ quan chức năng mới có thể giúp ngành y tế giảm tình trạng này. Chúng tôi chỉ có thể khuyến cáo người dân không nên nghe, tin theo các quảng cáo, bài thuốc không rõ nguồn gốc trên kênh thông tin không chính thống", ông Vinh nói.
Cũng theo PCT Hội Đông y TP.HCM nhấn mạnh các bệnh mạn tính như tiểu đường, sỏi thận..., hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các bài thuốc quảng cáo này cần được cơ quan chức năng kiểm định lại chất lượng. Thuốc Đông y đóng gói giấy không có nhãn mác cũng là không có nguồn gốc rõ ràng.
Theo Chất lượng Việt Nam Online