Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng là gì?
Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (Consumer goods and services) là những loại hàng hóa hữu hình và vô hình được tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng.
Phân biệt hàng tiêu dùng và hàng sản xuất
Hàng dân dụng hay hàng tiêu dùng cuối cùng: là hàng hóa tiêu thụ cuối cùng, được dùng cho cá nhân sử dụng hay giao dịch, chứ không phải được dùng trong việc sản xuất hàng hóa khác. Ví dụ, một chiếc xe bán cho người tiêu dùng là hàng dân dụng, còn các thành phần như lốp xe, sườn xe bán cho các nhà sản xuất xe hơi để ráp thành xe hơi khác, là những hàng hóa trung gian được sử dụng để tiếp tục sản xuất hàng tiêu dùng. Hàng tiêu dùng hay hàng dân dụng đặc biệt dành cho thị trường đại chúng.
Hàng hóa sản xuất: là hàng hóa đã được xử lý bằng các máy móc; như vậy trái ngược với nguyên vật liệu, nhưng bao gồm hàng hóa trung gian cũng như hàng hóa tiêu dùng cuối cùng.
Hàng dân dụng hay hàng tiêu dùng cuối cùng: là hàng hóa tiêu thụ cuối cùng, được dùng cho cá nhân sử dụng hay giao dịch, chứ không phải được dùng trong việc sản xuất hàng hóa khác. |
Phân loại hàng tiêu dùng
Hàng tiêu dùng có ba loại phổ biến như sau:
Hàng hóa nhu cầu hàng ngày (hàng hóa tiện lợi)
Đây là những hàng hóa được mua thường xuyên và không có kế hoạch chuẩn bị, thường là những hàng hóa với một mức giá tương đối thấp, được hỗ trợ bởi một chiến lược tiếp cận thị trường đại chúng của các nhà buôn. Các mặt hàng này có thể được mua tại nhiều địa điểm, bao gồm: bánh mì, xăng dầu, sách báo, giấy, vv... thường là những hàng tiêu thụ nhanh.
Hàng hóa mua sắm (hàng hóa giá trị cao)
Những hàng hóa được mua ít hơn và có giá cao hơn hàng hóa của nhu cầu hàng ngày. Khi mua một món trị giá cao, khách hàng luôn có sự so sánh và chọn lựa, cũng như kế hoạch chuẩn bị, tiết kiệm để dồn tiền. Hàng hóa sẽ được tiếp thị bằng
các chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất và các đại lý và thường được bán trong các cửa hàng đặc biệt, ví dụ: nước hoa, thương hiệu vật dụng nội thất, thương hiệu quần áo, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại thông minh, vv, hoặc những vật dụng có giá trị bền lâu, ít mòn.
Sản phẩm đặc biệt và đặc sản (hàng hóa đặc sản)
Đây là những mặt hàng xa xỉ, mà chỉ có rất ít thương hiệu tương đương khác trên thị trường. Vì vậy, đối với những hàng hóa xa xỉ có thể có một mức giá rất cao. Số hàng này được quảng cáo với các chiến lược tiếp thị độc quyền và chỉ được bán bởi các đại lý thương hiệu lựa chọn đặc biệt, ví dụ, đồng hồ sang trọng, pha lê quý, rượu vang, xe hơi hạng sang.
Hàng sản xuất là gì?
Hàng sản xuất (producer goods) là hàng đầu tư và các hàng hóa khác như nhiên liệu, dầu mỡ được sử dụng làm đầu vào nhân tố trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ, khác với hàng hóa bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Một công ty có thể làm và sau đó sử dụng hàng sản xuất, hoặc làm và sau đó bán, hoặc mua sau đó sử dụng chúng. Trong quá trình sản xuất, hàng sản xuất trở thành một phần của sản phẩm cuối cùng, hoặc được thay đổi ngoài sự nhận biết trong quá trình này. Điều này có nghĩa là hàng sản xuất được bán trong các ngành để bán lại.
Như vậy, hàng sản xuất có thể được coi là hàng hóa trung gian.
Một số ví dụ về hàng sản xuất
Hàng hóa sản xuất là hàng hóa đã được xử lý bằng các máy móc; như vậy trái ngược với nguyên vật liệu, nhưng bao gồm hàng hóa trung gian cũng như hàng hóa tiêu dùng cuối cùng. |
Đường - đường được sử dụng làm hàng hóa cuối cùng (khi được bán dưới dạng đường trong siêu thị) hoặc làm nguyên liệu đầu vào (khi nó được sử dụng làm nguyên liệu trong các sản phẩm thực phẩm khác).
Thép - một nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất nhiều hàng hóa khác, chẳng hạn như xe đạp.
Động cơ ô tô - Một số công ty sản xuất và sử dụng sản phẩm riêng của họ, những người khác mua chúng từ các nhà sản xuất khác như một hàng hóa trung gian, sau đó sử dụng chúng trong xe riêng của họ.
Gỗ - gỗ được sử dụng trong nhiều mục đích để xây dựng hoặc sản xuất đồ nội thất
Thủy tinh - thủy tinh có thể được sử dụng để làm đĩa, ly, chai hoặc cửa sổ.
Phân loại hàng sản xuất theo mối quan hệ với khách hàng
Theo cách phân loại này chúng ta phân biệt hai dạng sản xuất chính sau:
- Sản xuất để dự trữ
- Sản xuất khi có yêu cầu ( đặt hàng).
1. Sản xuất để dự trữ
Sản xuất để dự trữ sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp xảy ra khi:
- Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại mà khách hàng yêu cầu. Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi đưa sản phẩm vào gia công cho tới khi sản phẩm hoàn thành và có thể giao cho khách hàng. Chu kỳ thương mại đó là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng có yêu cầu cho đến khi yêu cầu đó được phục vụ (thoả mãn), nói một cách khác, từ khi khách hàng hỏi mua đến khi nhận được sản phẩm. Khi chu kỳ sản xuất dài hơn chu kỳ thương mại, cần phải sản xuất trước (dựa trên kết quả của quá trình dự báo nhu cầu) để thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhanh nhất ngay khi xuất hiện một yêu cầu.
- Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để giảm giá thành
- Nhu cầu về các loại sản phẩm có tính chất thời vụ, trong các giai đoạn nhu cầu sản phẩm trên thị trường thấp, sản phẩm không tiêu thụ được, các nhà sản xuất không muốn ngừng quá trình sản xuất, sa thải công nhân, vì vậy họ quyết định sản xuất để dự trữ rồi tiêu thụ cho các kỳ sau, khi nhu cầu trên thị trường tăng lên.
2. Sản xuất theo yêu cầu
Theo hình thức này quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi xuất hiện những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy nó tránh được sự tồn đọng của sản phẩm cuối cùng chờ tiêu thụ. Dạng sản xuất này hiện nay được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn dạng sản xuất để dự trữ bởi vì nó giảm được khối lượng dự trữ, giảm các chi phí tài chính nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Vì vậy hãy lựa chọn hình thức sản xuất này khi có thể.
Trong thực tế, hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp tồn tại khá nhiều, ở đó người ta tận dụng thời hạn chấp nhận được của khách hàng để lắp ráp hoặc thực hiện khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm, hoặc để cá biệt hoá tính chất của sản phẩm (phần này được thực hiện theo những yêu cầu của khách hàng); giai đoạn đầu được thực hiện theo phương pháp sản xuất để dự trữ.
Nguồn: Vietnamfinance