Hà Nội, Chủ nhật Ngày 05/05/2024

Hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế là gì?

DTVN 15:42 30/09/2019

Hàng bổ sung (Complements) là những hàng hóa có xu hướng được mua cùng với hàng hóa khác vì nó bổ sung cho hàng hóa này.

Hàng hóa bổ sung

Hàng bổ sung (Complements) là những hàng hóa có xu hướng được mua cùng với hàng hóa khác vì nó bổ sung cho hàng hóa này, ví dụ như chén được mua cùng tách, ô tô và xăng. Hàng hóa bổ sung có hệ số co giãn chéo của nhu cầu mang dấu âm.

B được gọi là hàng hoá bổ sung cho A nếu như việc tiêu dùng A luôn kéo theo việc tiêu dùng B.

Ví dụ: chè Lipton và đường; xe máy và xăng; ô tô và xăng hay phụ tùng ô tô…

Khi giá của hàng hoá bổ sung B thay đổi thì cầu về hàng hoá A sẽ thay đổi như thế nào?

Giá của xăng tăng lên khiến cho lượng cầu về xăng giảm xuống, nếu như các yếu tố khác được giữ nguyên. Điều này cũng có nghĩa là xăng với tư cách là nhiên liệu cần thiết cho việc sử dụng xe máy trở nên đắt hơn trước.

Lượng xăng người ta dùng ít đi đồng thời cũng làm mức sử dụng xe máy (số giờ sử dụng xe máy hay số người sử dụng xe máy) giảm đi so với trước. Nói cách khác, cầu về xe máy sẽ giảm.

Như vậy, nếu giá của hàng hoá bổ sung tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ giảm, đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên trái.

Lập luận một cách tương tự, khi giá cả của hàng hoá bổ sung giảm xuống, cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ tăng lên và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên phải.

Hàng hóa thay thế

Hàng hóa thay thế (Substitues) là hàng hóa có thể thay thế các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn.

Một ví dụ dễ hiểu về hai loại hàng hóa này là khi bạn mua bắp rang bơ bạn thường sẽ mua thêm nước uống Pepsi. Do đó, đối với một rạp chiếu phim, nếu một lượng lớn bắp rang bơ được bán thì một lượng lớn nước uống Pepsi sẽ được bán theo, điều này có nghĩa rằng hai hàng hóa này được sử dụng cùng nhau hay trong kinh tế chúng được gọi là hàng hóa bổ sung. Hôm sau bạn lại đến rạp chiếu phim này, nhưng giá bắp rang bơ tăng lên rất mắc, bạn có thể sẽ mua sản phẩm khác thay vì bắp rang bơ ví dụ như bim bim, điều này có nghĩa là hai hàng hóa này được thay thế lẫn nhau, trong kinh tế chúng được gọi là hàng hóa thay thế.

Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng cùng nhau.

Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Thí dụ như các doanh nghiệp sản xuất máy chơi bóng bàn không chú ý tới sự bùng nổ của các trò chơi điện tử. Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.

Phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Muốn đạt được thành công doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực thích hợp để phát triển hay vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.

Hàng hóa thay thế là hàng hóa được sử dụng thay thế lẫn nhau, nghĩa là có mặt của sản phẩm này sẽ không có mặt của sản phẩm khác trong giỏ hàng của người tiêu dùng.

Tác động của sự thay đổi giá cả hàng hóa liên quan đến cầu về một loại hàng hóa

B được coi là hàng hoá thay thế của A nếu như người ta có thể sử dụng hàng hoá B thay cho hàng hoá A trong việc thoả mãn nhu cầu của mình.

Công dụng của B càng gần với công dụng của A, việc thay thế B cho A trong tiêu dùng càng dễ thực hiện. Hay nói cách khác, B và A là những hàng hoá thay thế tốt cho nhau.

Ví dụ:

Thịt gà và thịt bò, nói chung, là những loại hàng hoá thay thế khá tốt cho nhau đối với nhiều người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, rau quả cũng là một loại hàng hoá thay thế của thịt bò.

Nếu B là hàng hoá thay thế của A thì khi giá hàng hoá B thay đổi, điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cầu về hàng hoá A?

Vậy tóm lại, hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng cùng nhau. Một điều lưu ý là không phải cứ là hàng hóa bổ sung thì cùng tăng hoặc cùng giảm. Trong hai hàng hóa được gọi là bổ sung, một hàng hóa có thể tăng làm cho hàng hóa còn lại giảm xuống, nhưng một điều chắc chắn rằng chúng vẫn được sử dụng cùng nhau.

Ví dụ:

Xăng và lốp xe là hai hàng hóa bổ sung cho nhau mặc dù khi giá xăng tăng, người tiêu dùng sẽ có thói quen đi xe ít hơn, do đó họ lâu thay lốp xe hơn, dẫn đến nhu cầu mua lốp xe giảm. Nhà sản xuất phản ứng lại bằng cách giảm giá lốp xe và lượng cung lớp xe đi.

Kết luận

Khi sự giảm giá của một hàng hóa làm giảm lượng cầu về một hàng hóa khác, chúng ta gọi chúng là những hàng hóa thay thế.

Ngược lại, khi sự giảm giá của một hàng hóa làng tăng lượng cầu về hàng hóa khác thì hai hàng hóa đó gọi là hàng hóa bổ sung.

Theo quantri.vn

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/hang-hoa-bo-sung-va-hang-hoa-thay-the-la-gi-d62263.html

Bạn đang đọc bài viết Hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế là gì? tại chuyên mục Giá cả - hàng hóa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Giá cả - hàng hóa