Giá vàng thế giới hôm nay 2/9
Tính từ đầu năm đến nay, kim loại quý trong nước đã tăng khoảng 6 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng 16%. Mức tăng này diễn ra chủ yếu từ cuối tháng 6, riêng trong tháng 8 giá vàng SJC tăng gần 3 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng 7%.
Nhìn lại giao dịch tuần qua, giảm giá vẫn là xu hướng chủ đạo của giá vàng. Giá vàng thế giới giảm do áp lực từ đà tăng của đồng USD, khi chỉ số đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong 27 tháng qua vào ngày cuối tuần.
Dù vậy, trong tháng 8/2019, giá vàng thế giới đã tăng hơn 100 USD/ounce, tương đương mức tăng 7,5%. Giá vàng thế giới đi xuống trong 2 phiên trước đó, sau khi đồng USD phục hồi mạnh mẽ, với chỉ số USD-Index đã leo lên mức cao nhất trong hơn 2 năm qua.
Đêm 1/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.984 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.991 USD/ounce.
Tuần này, khảo sát về “đường đi” của giá vàng, với 15 chuyên gia thị trường tham gia cuộc khảo sát ở Phố Wall, trong đó 6 người, tương đương 40%, vàng sẽ cao hơn và 6 người khác cho rằng vàng sẽ thấp hơn. Còn lại 3 người tham gia, tương đương 19%, dự đoán hành động giá trung lập.
Giá vàng thế giới đêm 1/9 cao hơn khoảng 30,4% (463 USD/ounce) so với đầu năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 56,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 1,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều 1/9.
Vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh do đồng USD xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm và tình hình nước Mỹ vẫn căng thẳng. Nền kinh tế Mỹ đón nhận những tín hiệu khá tốt lành nhưng đại dịch Covid-19 cùng với cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần là các yếu tố gây bất ổn tới tình hình chính trị và xã hội Mỹ, qua đó tác động tích cực tới vàng.
Giá vàng thế giới tăng mạnh do đồng bạc xanh sụt giảm xuống mức thấp mới trong vòng 2 năm qua sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố cách thức mới thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thông qua việc giảm bớt sự khống chế đối với lạm phát.
Chính sách mới của Fed sẽ tác động tích cực đến vàng trong dài hạn do làm gia tăng áp lực lạm phát trong bối cảnh lãi suất siêu thấp. Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng nỗ lực thúc đẩy các gói kích thích tài khóa.
Vàng tăng giá còn nhờ cú tăng mạnh trong phiên trước đó đã khiến mặt hàng này bước vào một xu thế đi lên theo phân tích kỹ thuật. Các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật nhanh chóng đẩy mạnh mua vàng.
Giới đầu tư cũng đẩy mạnh mua vàng để đề phòng cho khả năng các thị trường chứng khoán, trong đó có chứng khoán Mỹ, có thể quay đầu điều chỉnh giảm sau nhiều tháng tăng liên tục và đang ở đỉnh cao mọi thời đại.
Giá vàng trong nước
Giới kinh doanh vàng cho biết, mặc dù giá vàng tăng phi mã nhưng thị trường hầu như vắng bóng nhà đầu tư. Những rủi ro trên thị trường đã khiến người "chơi vàng" trở nên thận trọng. Tăng phi mã, nhưng giảm cũng đột ngột khiến nhà đầu tư vàng không dám mạo hiểm.
Kết thúc phiên giao dịch 1/9, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 56,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,50 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,72 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng trong nước đang trong kỳ nghĩ lễ 2/9 nên giao dịch khá trầm lắng.
Chốt phiên cuối tuần, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI (TPHCM) niêm yết giá vàng ở mức 41,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,55 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty SJC niêm yết giá vàng ở mức 42,25 - 42,60 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Bảng giá vàng 9999, vàng SJC, giá vàng 24K, 18K, 14K, 10K cuối ngày 31/8/2019
Đơn vị tính: Ngàn đồng/lượng
Nguồn: SJC |
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ