Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Giá tiêu hôm nay 2/3: Giá tiêu trong nước cán mốc 56 triệu đồng/tấn

DTVN 09:22 02/03/2021

Giá hồ tiêu hôm nay 2/3/2021, tại thị trường trong nước ghi nhận ổn định tại hầu hết các vùng trồng trọng điểm, ở mức từ 54.500 - 56.500/kg.

Giá tiêu trong nước hôm nay 2/3

Giá hồ tiêu hôm nay 2/3/2021, tại thị trường trong nước ghi nhận ổn định tại hầu hết các vùng trồng trọng điểm, ở mức từ 54.500 - 56.500/kg.

Cụ thể, tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 54.500 đồng/kg.

Tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng lên mức 54.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 54.500 đồng/kg.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận giá tiêu ở mức cao nhất 56.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 55.500 đồng/kg.

Tổng hợp tuần qua, giá tiêu tăng 2.000 đồng/kg tại tất cả các vùng trồng trọng điểm. Kết thúc tháng 2/2021, giá tiêu tăng trung bình 2.500 đồng/kg.

Bảng giá tiêu hôm nay 2/3 tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam:

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H'leo 55,000
GIA LAI
— Chư Sê 54,500
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 55,000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
— Giá trung bình 56,500
BÌNH PHƯỚC
— Giá trung bình 55,500
ĐỒNG NAI
— Giá trung bình 54,500

Giá tiêu thế giới hôm nay 2/3

Giá tiêu thế giới hôm nay 2/3 không đổi so với một ngày trước đó, ghi nhận lúc 0h15 ngày 2/3 (giờ Việt Nam), giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giao dịch ở 35.120 Rupee/tạ (thấp nhất) và 35475 Rupee/tạ (cao nhất).

Giá tiêu hôm nay 2/3 trên các sàn giao dịch quốc tế (nguồn: giacaphe.com).

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 1/3 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng là 313,59 VND/INR.

Theo bài viết mới đây trên Peppertrade, do rất nhiều nước trên thế giới đang thực hiện các biện pháp đóng cửa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19, tình hình địa chính trị tại Mỹ, quan hệ kinh tế Mỹ-Trung Quốc căng thẳng nên đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước. Đối với hạt tiêu Việt Nam, thời điểm này, giá bán xuống thấp khiến giới đầu cơ tăng mua vào nhưng giao dịch xuất khẩu vẫn khá ảm đạm.

Peppertrade nhận định, giá tiêu của Việt Nam trong ngắn hạn sẽ trầm lắng khi không có các yếu tố hỗ trợ. Nguyên nhân chính là do chi phí vận chuyển tăng cao và khan hiếm container.

Cụ thể, chi phí vận chuyển nhiều tuyến tàu đi EU, châu Phi, Mỹ… tăng phi mã với mức tăng 500-7.000 USD / container hàng xuất khẩu. Thậm chí, mức tăng tới 1.000% chỉ trong 30 ngày đối với một số điểm đến ở châu Á.

Tình trạng này có thể tiếp diễn khiến hạt tiêu sản xuất tại Việt Nam không xuất khẩu được nhiều sang các nước. Hàng hóa bị tắc nghẽn tại kho sản xuất và cảng biển do một số hãng tàu hủy đặt chỗ hoặc tăng giá không rõ lý do.

Bên cạnh đó, thời điểm hiện tại, các địa phương trồng hồ tiêu tại Việt Nam đã bắt đầu vào vụ thu hoạch nên giá tiêu xuất khẩu thiếu yếu tố hỗ trợ.

Thêm vào đó, giá tiêu giao ngay tại thị trường thế giới tăng hằng ngày và nhiều nhà nhập khẩu khan hiếm hàng để chế biến do hầu hết đều phải chờ giảm giá vốn.

Peppertrade nhận định, nhu cầu về hồ tiêu của thị trường sẽ tăng cao khi chi phí vận chuyển trở lại bình thường.

Trong trung hạn, sản lượng hồ tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục giảm do các nước sản xuất hàng đầu không triển khai trồng mới, trong khi việc duy trì các trang trại trồng tiêu hiện có không được chú trọng, nhiều nông dân trồng tiêu không tập trung vào nghề do giá tiêu hiện nay không hấp dẫn. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra trong những năm tới, giá tiêu Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong năm 2021 & 2022.

Bên cạnh đó, tỷ giá đồng tiền Việt Nam năm 2021 được dự báo sẽ mạnh hơn USD khoảng 2%, đây cũng là một yếu tố làm tăng giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam so với các năm trước.

Phân tích hàng năm của Ủy ban Nhà nước về Thị trường và Trao đổi Hàng hóa Bulgaria (SCCEM) cho thấy, giá bán các mặt tạp hóa của Bulgaria trong năm 2020 đã tăng đáng kể so với năm trước. Đây là mức trung bình cao nhất theo ghi nhận kể từ năm 2015.

Riêng giá thực tế của các mặt hàng nông sản còn liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như sản lượng thu hoạch, chi phí vận chuyển, tiền lương cho nhân công, mức độ phức tạp của quá trình chế biến, giá xăng, giá điện và nhiều yếu tố khác.

Vì vậy, một số mặt hàng nông sản của Bulgaria có giá bình quân thấp hơn so với năm 2019, điển hình trong đó có hồ tiêu, Fresh Plaza đưa tin.

T.Anh (TH)/SHTT

Bạn đang đọc bài viết Giá tiêu hôm nay 2/3: Giá tiêu trong nước cán mốc 56 triệu đồng/tấn tại chuyên mục Giá cả - hàng hóa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Giá cả - hàng hóa