Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) và Phòng Thương mại cho các Doanh nghiệp Luyện kim Trung Quốc (CCCME) vừa qua đã kêu gọi cắt giảm sản lượng thép trong năm 2021.
CCCME là một liên minh của các nhà máy thép thuộc sở hữu tư nhân của Trung Quốc. Đây là nhà máy mới nhất cung cấp một số lựa chọn về khía cạnh thương mại thép và tiêu thụ nguyên liệu thô sản xuất thép.
CCCME đề xuất rằng, Trung Quốc có thể xem xét giảm xuất khẩu thép và tăng cường nhập khẩu từ nước ngoài.
Theo CCCME, trong bối cảnh tổng sản phẩm quốc nội tăng trưởng mạnh, lời kêu gọi của MIIT về việc giảm sản lượng thép đang gặp phải thách thức vì nhu cầu tiêu thụ có thể tăng lên khoảng 1,1 tỷ tấn thép thô trong năm nay.
Giá thép hôm nay giảm trên sàn Thượng Hải |
Tuy nhiên, việc cắt giảm vẫn có khả năng xảy ra nếu Trung Quốc giảm xuất khẩu thép khoảng 30 triệu tấn hoặc 50% so với năm trước để bổ sung nguồn cung cho thị trường nội địa.
Đồng thời, Trung Quốc nên tăng nhập khẩu thép bán thành phẩm và thành phẩm thêm 5 triệu tấn mỗi loại cũng như tăng nhập khẩu thép phế liệu thêm 10 triệu tấn.
Theo khảo sát tuần mới nhất của Mysteel, nguồn dự trữ 5 sản phẩm thép thành phẩm chính của 184 nhà máy thép Trung Quốc tăng nhanh hơn trong các ngày từ 21/1 đến 27/1.
Nguyên nhân là do nhu cầu từ người tiêu dùng cuối cùng được dự đoán sẽ suy yếu hơn nữa trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới, từ ngày 11/2 đến ngày 17/2, Mysteel Global đưa tin.
Tổng tồn kho của 5 loại thép thành phẩm chính, bao gồm thép cây, thép cuộn, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội và thép tấm vừa, đã tăng 5,7% lên 6,3 triệu tấn. Đây là tuần tăng thứ 5 liên tiếp tính đến ngày 27/1.
Tính đến ngày 28/1, dự trữ thép thành phẩm tại các kho của thương nhân ở 132 thành phố cũng đã tăng lên 18 triệu tấn, tăng 13,8% so với tuần trước đó.
Theo đó, khối lượng giao dịch thép xây dựng hàng ngày đã giảm xuống dưới ngưỡng 100.000 tấn/ngày trong thời gian từ 21/1 đến 27/1, giảm gần 40% so với mức trung bình của tuần trước đó.
Nhu cầu giảm mạnh và chi phí sản xuất cao đang khiến nhiều nhà máy thép Trung Quốc trở nên chật vật trong quá trình sản xuất. Chính vì điều này, các nhà máy quyết định bảo trì cơ sở sản xuất thép của mình, dẫn đến sản lượng thép giảm liên tục.
Ngành thép bứt tốc vào cuối năm 2020
VSA cho biết năm 2020, giá thép toàn cầu đã kết thúc một năm bất thường ở mức cao và phần lớn đà tăng có khả năng tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 2021. Điều này cũng giúp hoạt động sản xuất, tiêu thụ thép trong nước tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng cuối năm.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trước tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt ở trong nước năm 2020, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA), CPTPP được thực thi đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển hoạt động trong trạng thái bình thường mới.
Sản xuất thép các loại trong năm 2020 đạt hơn 25,9 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ 2019. Bán hàng thép các loại đạt hơn 23,4 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 4,5 triệu tấn, giảm nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm 2019.
VSA cho biết năm 2020, giá thép toàn cầu đã kết thúc một năm bất thường ở mức cao và phần lớn đà tăng có khả năng tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 2021.
Điều này cũng giúp hoạt động sản xuất, tiêu thụ thép trong nước tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng cuối năm.
Theo đó, chỉ tính riêng trong tháng 12, sản xuất thép các loại đạt 2,6 triệu tấn tấn, tăng 6,7% so với tháng 11 và tăng 15,9% so với cùng kỳ 2019.
Bán hàng thép các loại đạt 2,4 triệu tấn, giảm 1,02% so với tháng 11/2020, nhưng tăng 21,2% so với cùng kỳ 2019.
Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu thép thô tăng trưởng mạnh tới 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2019 đạt hơn 3,2 triệu tấn.
Theo Kinh tế Chứng khoán