Các nhà sản xuất thép hiện đang cân nhắc việc cắt giảm sản lượng khí thải carbon dioxide bằng cách trực tiếp giảm quặng sắt (DRI) dựa vào hydro.
Việc làm này có thể bắt đầu khả thi về mặt thương mại trong nửa cuối thập kỷ và dự kiến sẽ mở rộng vào những năm 2030, theo S&P Global Platts.
Ở châu Âu, các khoản đầu tư và hỗ trợ thép “xanh” gắn liền với các công nghệ mới, chẳng hạn như máy điện phân hydro và năng lượng tái tạo.
Giá thép hôm nay điều chỉnh giảm trong phiên đầu tuần |
Tuy nhiên, nguồn đầu tư có thể bị hạn chế cho đến khi các nhà máy thép châu Âu tạo ra nhiều dòng tiền tự do hơn và thu hút nhu cầu nhất định.
Điều này sẽ được hỗ trợ bởi các chính sách rõ ràng về định giá carbon và năng lượng, cũng như thuế nhập khẩu thép dựa trên carbon do các nhóm công nghiệp châu Âu đề xuất.
Trong khi đó, theo Tập đoàn khí công nghiệp Linde, các nhà máy thép có thể đầu tư vào việc giảm lượng khí thải carbon dioxide thông qua sử dụng các chất phun lò cao, đốt cháy nhiên liệu oxy, sử dụng năng lượng tái tạo,...
Các công nghệ ứng dụng khí đốt của Linde có thể hỗ trợ quá trình khử carbon dioxide, tạo ra mức giảm phát thải đáng kể một cách tức thì thay vì chỉ đợi nguồn cung hydro, một trong những loại nhiên liệu đắt tiền.
Các trường hợp nhiễm COVID-19 mới ở Trung Quốc, nơi sản xuất thép hàng đầu thế giới, tiếp tục gia tăng bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn được thực hiện. Điều này đang đè nặng lên giá thép và nguyên liệu sản xuất thép.
Theo dữ liệu của công ty tư vấn SteelHome, nhu cầu thép yếu và biên lợi nhuận giảm ở Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng đến giá quặng sắt.
Dự báo giá thép tiếp tục có xu hướng tăng trong năm 2021. Sự phục hồi của nền kinh tế cũng như ngành xây dựng sẽ đẩy mạnh lợi nhuận cho ngành thép trong thời gian tới.
Trong 4 tháng đầu năm 2020, ngành thép bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, khiến tiêu thụ giảm sút do hoạt động xây dựng chững lại. Sản lượng thép xây dựng và thép dẹt thành phẩm trong nước (bao gồm cả tôn mạ và thép ống) giảm lần lượt 12% và 5% so với cùng kỳ năm 2019.
Sau khi dịch bệnh được đưa vào kiểm soát từ tháng 5/2020, nhu cầu xây dựng dân dụng dần ổn định, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh kéo theo các cơ sở hạ tầng phát triển nên sản lượng tiêu thụ thép có nhiều chuyển biến tích cực. Đến tháng 11/2020, sản lượng thép xây dựng tăng 1%, thép dẹt thành phẩm tăng 7% so với cùng kỳ. Giá thép cũng có xu hướng tăng mạnh. Giá thép xây dựng trong nước tăng 25% so với đầu năm và tăng 36% so với mức thấp nhất trong tháng 4/2020.
Tăng trưởng nhu cầu trong nước được cho là phục hồi tốt, trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2020.
Về xuất khẩu, ngành thép cũng có nhiều dấu hiệu khả quan, tăng trưởng mạnh mẽ nhờ việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia nhằm giúp tăng trưởng GDP, đặc biệt là Trung Quốc. Mức tiêu thụ thép của Trung Quốc ước tính tăng 8% so với năm 2019 và tiếp tục tăng 2% trong năm 2021.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, sản lượng sắt thép các loại xuất khẩu trong năm 2020 đạt 9,86 triệu tấn, trị giá 5,26 tỷ USD, tăng 48% về lượng và tăng 25% về giá.
Hiệp hội Thép thế giới dự báo, nhu cầu của thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) sẽ tăng 9,4% trong năm 2021. Nhu cầu ở Trung Quốc sau khi tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020, dự kiến sẽ đi ngang trong năm 2021. Do đó, xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng một con số trong năm 2021. Cần lưu ý, nguồn cung thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với thị trường xuất khẩu.
Dựa theo phân tích của SSI Research, giá thép trong những tháng tới vẫn ổn định do nhu cầu thế giới ổn định và gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên, giá thép có xu hướng tăng trong năm 2021. Nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép sẽ được thúc đẩy mạnh.
Các công ty thép có thể tận dụng tối đa nguồn cung HRC trong nước đang thiếu hụt và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 10% trong năm 2022.
Theo Kinh tế Chứng khoán