Nhưng cho đến nay, khi được hỏi đến các sở ban ngành liên quan thì không một cơ quan nào nắm rõ về việc này. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?
Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Sở công thương?
Sở công thương sẽ là nơi cuối cùng kiểm tra, thẩm định các hồ sơ thủ tục giấy tờ cần thiết của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã đủ điều kiện để cấp phép, Sở sẽ cấp phép cho cửa hàng xăng dầu được phép hoạt động trên địa bàn Tỉnh.
Mặc dù đại diện Sở công thương - ông Trần Trung Hiếu đã khẳng định vẫn chưa có bộ hồ sơ nào cấp phép cho cửa hàng xăng dầu Hoàng Sơn hoạt động, nhưng cho đến nay Sở vẫn chưa có bất kỳ động thái nào đối với cây xăng hoạt động không phép này.
Về phía Cục quản lý thị trường Tỉnh Hòa Bình, sau nhiều lần đặt lịch làm việc, chúng tôi cũng chưa nhận được bất kỳ câu trả lời nào từ phía cơ quan về sự việc này.
Như vậy có thể thấy rằng, Cục quản lý thị trường Tỉnh Hòa Bình thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong việc quản lý của mình.
Trước đó, tháng 4 năm 2016 UBND Thành phố Hòa Bình có thông báo số 43 về việc thu hồi 755,4m2 đất các loại của hộ gia đình, cá nhân và UBND xã Trung Minh, Thành phố Hòa Bình để thực hiện dự án Cửa hàng xăng dầu Hoàng Sơn tại xóm Ngọc, xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình do Công ty cổ phần đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn làm chủ đầu tư.
Nhưng trước đó, ngày 18 tháng 1 năm 2015 cửa hàng Xăng dầu Hoàng Sơn tại Km05 – Quốc lộ 06 – Xóm Ngọc – Xã Trung Minh – Thành phố Hòa Bình đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động trước sự chứng kiến của các vị đại diện cho các sở ban ngành cũng như các lãnh đạo Tỉnh.
Phải chăng, ngay từ đầu các cơ quan ban ngành đã có sự bao che cho doanh nghiệp này “ lộng hành”?
Yêu cầu UBND Tỉnh chỉ đạo điều tra làm rõ
Ngày khai trương của cây xăng doanh nghiệp Hoàng Sơn có nhiều quan chức tham gia |
Khi cây xăng không được cấp phép hoạt động, nguồn xăng doanh nghiệp nhập về bán cho người tiêu dùng được coi là xăng nhập lậu, vậy có được đảm bảo chất lượng không? Nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước doanh nghiệp có đóng đầy đủ suốt nhiều năm qua không? cùng với vô vàn những câu hỏi của bạn đọc đang chờ được trả lời.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Văn phòng luật sư Kết nối cho biết: kinh doanh xăng dầu là ngành nghề có điều kiện quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22/11/2016.
Theo đó để được phép kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng cháy chữa cháy và phải xin Giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Đối với những trường hợp kinh doanh doanh không có giấy phép sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định 67/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong dầu khí kinh doanh xăng dầu khí.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hoặc Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã bị tước, bị thu hồi;
- b) Sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo;
- c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu trong trường hợp có từ 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trở lên hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu đã bị tước, bị thu hồi;
- b) Sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo;
- c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu đã bị tước, bị thu hồi;
- b) Sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo;
- c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu.
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu đã bị tước, bị thu hồi;
- b) Sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo;
- c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.
- Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khi không có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã bị tước, bị thu hồi;
- b) Sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo;
- c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- b) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
- c) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
- d) Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
- e) Đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
- g) Đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3 Điều này;
- h) Đình chỉ hoạt động phân phối xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này;
- i) Đình chỉ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều này;
- k) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là Giấy phép hoặc Giấy xác nhận hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b của các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b của các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này;
- b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa là xăng dầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều này.
Thẩm quyền xử lý vi phạm được quy định tại Điều 80 Nghị định 67/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong dầu khí kinh doanh xăng dầu khí gồm có: Quản lý thị trường, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội biên phòng. Các cơ quan trên khi kiểm tra doanh nghiệp nếu không có giấy phép thì được phép xử phạt.
Chúng tôi tiếp tục thông tin.