Hà Nội, Thứ Năm Ngày 21/11/2024

Tứ Hoàng Mobile: Lợi dụng tạo hình nhân vật phản cảm để quảng cáo?

DTVN 21:18 10/05/2021

Chỉ ít ngày sau khi ra mắt, tựa game Tứ Hoàng Mobible của Sohagame đã nhận được không ít phản ánh trái chiều về cách tạo hình nhân vật

Để có được giấy phép phát hành game tại Việt Nam, doanh nghiệp phải qua được sự xét duyệt gắt gao của nhà nước về nội dung, tuy nhiên khâu quản lý hậu phát hành còn chưa thực sự được chú ý đến.

Theo báo cáo của Cục Phát Thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử tại hội nghị đánh giá hoạt động thông tin điện tử năm 2020 và định hướng năm 2021 vừa qua, doanh thu của ngành công nghiệp game online đã tăng từ 4,968 nghìn tỷ đồng của năm 2015 lên mức 11,5 nghìn tỷ đồng năm 2019 và dự báo tăng trưởng năm 2020 là 12 nghìn tỷ đồng.

Việc thị trường game tăng trưởng nhanh chóng kéo theo những thách thức về quản lý những khía cạnh liên quan như đối tượng chơi, các hình thức quảng cáo game, tạo hình nhân vật,... đơn cử như tựa game nhập vai Tứ Hoàng Mobile dù mới xuất hiện trên nền tảng điện thoại di động nhưng đã thu hút được đông đảo giới trẻ cài đặt và sử dụng vì được quảng bá rầm rộ trên các nền tảng xã hội và các website.

Tuy nhiên, đã có không ít phụ huynh học sinh phản ánh với báo chí cách về tạo hình của nhân vật cũng như cách nhà phát hành game sử dụng các hình ảnh nóng bỏng để thu hút người cho nhân vật trong game được tạo hình sexy, hở hang vi phạm thuần phong mỹ tục.

Quảng cáo Tứ Hoàng Mobile cố tình phóng to vào bộ phận gợi cảm kèm chú thích phản cảm

Đáng chú ý, trò chơi Tứ Hoàng Mobile được dán nhãn game 18+ (trò chơi điện tử G1), tuy nhiên trên nền tảng phân phối ứng dụng Google Play, chỉ cần từ 12 tuổi trở lên là đã có thể tải game và sử dụng.

Thậm chí, sau khi truy cập vào game thì việc đăng ký trở thành người chơi game rất đơn giản, chỉ cần nhập số điện thoại hoặc sử dụng tài khoản liên kết, không có bất cứ một bước xác minh độ tuổi nào. Đây là dấu hiệu lách luật của nhà phát hành để tăng số lượng người chơi.

Tạo hình nhân vật được đăng tải nhằm quảng cáo game

ình tượng Lolita được nhắc đến theo hướng quyến rũ, gợi cảm và không hề phù hợp với lửa tuổi thanh, thiếu niên.

Trong khi đã có quy định rất rõ tại điều 6 Thông tư số 24/2014/TT-BTTT về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng như sau:

1. Khi tạo tài khoản sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử G1, người chơi phải cung cấp những thông tin cá nhân sau đây:

a) Họ và tên;

b) Ngày, tháng, năm sinh;

c) Địa chỉ đăng ký thường trú;

d) Số Chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

đ) Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp người chơi dưới 14 (mười bốn) tuổi và chưa có Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó.

Một trang tin quảng cáo game với lời lẽ thô tục, phản cảm

Việc tạo hình và sử dụng nội dung phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục để thu hút người chơi game là vi phạm pháp luật. Căn cứ theo Luật An ninh mạng tại mục đ, khoản 1, điều 8 quy định về hành vi bị cấm: “Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Nhà nước cũng quy định về việc xử lý vi phạm, cao nhất có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự, cụ thể tại điều 9 của Luật An ninh mạng: “Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó, trẻ em rất dễ tiếp xúc với tựa game này bởi việc quản lý độ tuổi người chơi vẫn còn rất lỏng lẻo. Tứ Hoàng Mobile sẽ gây nên tác động xấu đến sự phát triển tư tưởng, tâm sinh lý của trẻ em. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, trách nhiệm quản lý nội dung trò chơi trực tuyến trước hết phải thuộc về nhà phát hành rồi mới đến các bậc phụ huynh.

"Lolita là từ ngữ dùng để chỉ những bé gái nhỏ tuổi nhưng có tâm hồn trưởng thành và cơ thể phát triển như người lớn, thường có vẻ ngoài hoặc hành vi rất gợi cảm và có ham muốn thể xác. Việc miêu tả nhân vật trong game gắn với "loli" được coi là ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thành tính cách của trẻ em", một phụ huynh học sinh chia sẻ.

Còn theo một chuyên gia tâm lý thì độ tuổi thiếu niên đang trong quá trình phát triển tâm sinh lý, ở độ tuổi này các em rất dễ tiếp thu và hình thành lối suy nghĩ với những nội dung tiếp xúc được trên mạng. Việc chơi game có tạo hình nhân vật phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục sẽ ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của cả một con người đến hết cuộc đời.

Nhiều phụ huynh bức xúc khi nhà phát hành vì lôi kéo người chơi mà cố tình phóng to vào bộ phận nhạy cảm của nhân vật trong game để quảng cáo Tứ Hoàng mobile.

Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi - Giám đốc BV tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết: “Loại trò chơi sex có yếu tố kích dục nên “hấp dẫn” thanh niên. số lượng bệnh nhân đến khám tương quan đến game sex có chiều hướng tăng. bình quân hằng ngày, bệnh viện đảm nhiệm 3 – 5 trường hợp là nạn nhân của sự việc trò chơi kích dục đến điều trị. chủ yếu nạn nhân bị chứng loạn thần vì trò chơi sex đều xuất thân từ những hạnh phúc gia đình khá giả. Nhiều em trước đây học tập rất siêng năng, ngoan ngoãn, nhưng kể từ khi đến lớp xa nhà đã lao đầu vào trò chơi điện tử và nghiện trò chơi do không ai chăm lo, kiểm soát. tuy vậy, chỉ khi các em đã mắc nặng, trầm cảm, học tập sa sút thì gia đình mới phát giác ra”.

Theo tiến sĩ Hồi, sau khi nghiện trò chơi sex, những bệnh nhân đều mắc chứng loạn dục do không làm chủ được hành động của họ. Chứng bệnh này không chỉ là tác động ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, gây tổn thương bộ phận sinh dục, mắc những bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục, mà còn có thể dẫn đến vô sinh và tàn phá sức mạnh tâm thần.

Trước đây một câu chuyện đau lòng đã được đăng tải trên báo Công An nhân dân về việc một nữ sinh viên bị rối loạn tâm lý, tình dục vì nghiện game sex. Nhân vật chính xưng hô vợ - chồng với những game thủ kết thân trên mạng và được 4 game thủ cùng lúc ... “mời cưới”. Cuối cùng, gia đình phải đưa cô vào Viện sức khỏe tâm thần để điều trị.

Tứ Hoàng Mobile chỉ là một trong hàng ngàn game đang có nội dung phản cảm đang tồn tại trên không gian mạng. Tuy nhiên, SohaGame với tư cách nhà phát hành lớn và có uy tín lâu năm tại thị trường trong nước lại đang có những sản phẩm vô trách nhiệm với cộng đồng.

Liệu đây có phải do suy nghĩ đặt doanh thu lên trên văn hóa, tương lai của cả một thế hệ tương lai đất nước?

Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý kiểm tra, đồng thời hạn chế tối đa những trò chơi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và tư duy của giới trẻ.

Theo Doanh nhân Việt Nam

Link gốc : https://doanhnhanvn.vn/thi-truong-biz/tu-hoang-mobile-tao-hinh-nhan-vat-phan-cam-loi-dung-yeu-to-18-de-quang-cao-253.html

Bạn đang đọc bài viết Tứ Hoàng Mobile: Lợi dụng tạo hình nhân vật phản cảm để quảng cáo? tại chuyên mục Đời sống – Xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Đời sống – Xã hội