Mô hình đô thị sân bay đã có từ lâu trên thế giới. Ở nhiều đô thị phát triển trên thế giới như New Zealand, Sydney (Úc), Amsterdam (Hà Lan), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức)… đã hình thành các đô thị sân bay rất thành công. Trong đó, sân bay đóng vai trò là điểm trung chuyển và giao tiếp trong lòng thành phố. Các cụm công trình đô thị đa chức năng sẽ liên kết chặt chẽ với các chức năng của sân bay, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững xuyên suốt quá trình đô thị hóa. Theo phân tích của các chuyên gia, đô thị sân bay đáp ứng cả 2 mục đích phát triển thành phố và phát triển sân bay.
Một trong những tác động kinh tế dễ thấy nhất của mô hình này là lợi nhuận và việc làm, được đem lại từ các dịch vụ nghỉ ngơi, mua sắm, giao dịch tài chính… của hành khách tại sân bay. Các dịch vụ phi hàng không ở sân bay đóng góp 50% doanh thu của cảng hàng không nhưng sẽ mang lại lợi nhuận tới 83%, góp phần bù lỗ cho các dịch vụ hàng không như thủ tục check in, hải quan… và làm giảm phí sân bay trên một hành khách. Từ đó tăng khả năng thu hút các hãng hàng không lựa chọn sân bay đó làm nơi cất/hạ cánh. Có thể thấy việc phát triển đô thị sân bay đang và sẽ là xu hướng phát triển tương lai, do đem lại các lợi ích khả quan về kinh tế, xã hội, môi trường, bản sắc… cho thành phố và cả khu vực, nhất là trong bối cảnh sự canh tranh giữa các sân bay trên thế giới diễn ra gay gắt như hiện nay.
Tuy nhiên, việc phát triển quy hoạch đô thị sân bay nói chung, đặc biệt là ở Việt Nam mất nhiều thời gian và phải đối mặt với những khó khăn về tính khả thi trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, kỹ thuật, chính sách…. Do vậy, để xây dựng một đô thị sân bay hoàn chỉnh, cần sự chung tay nghiên cứu, đầu tư, phát triển của các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp mà đặc biệt là các hãng hàng không. Tiềm năng rộng mở của Đà Nẵng Nhìn cận cảnh vào thành phố Đà Nẵng, nơi đây sở hữu những lợi thế không thể phủ nhận để hình thành đô thị sân bay như: vị trí địa kinh tế, cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ hút khách du lịch, không khí trong lành, cư dân thân thiện. Đồng thời, Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển ngành logistic, IT, giáo dục… Đây đều là những lĩnh vực quan trọng để phát triển đô thị sân bay. Mặt khác, sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam. Lưu lượng khách trung chuyển qua cảng hàng không này rất lớn.
Trong những năm gần đây, lượng khách đi máy bay qua cảng hàng không quốc tế này tăng mạnh, bình quân khoảng 15%/năm. Trung bình một ngày có khoảng 150 lần chuyến bay cất/hạ cánh và khoảng 15.000 khách thông qua nhà ga của sân bay Đà Nẵng. Dựa trên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố hiện tại, dự báo tốc độ tăng trưởng hành khách qua Cảng hàng không Đà Nẵng sẽ tăng 10 - 20%/năm.
Bên cạnh đó, sân bay Đà Nẵng chỉ cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3km với tổng diện tích khu vực sân bay là 842ha. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng đô thị sân bay Đà Nẵng thay cho di dời cảng hàng không quốc tế này về Chu Lai (Quảng Nam) – nơi cách Đà Nẵng hơn 100km – khi cần mở rộng có thể sẽ khả thi và tiết kiệm hơn. Trước ý tưởng và các phân tích trên từ các chuyên gia quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu phát triển đô thị sân bay cho Đà Nẵng, cho thấy tiềm năng của việc triển khai xây dựng đô thị sân bay Đà Nẵng.
Tăng tốc mở rộng mạng bay Bên cạnh việc hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng sân bay, việc mở rộng mạng lưới đường bay đến/đi từ sân bay đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển của một cảng hàng không thành đô thị sân bay. Trước tiềm năng phát triển lớn của cảng hàng không Đà Nẵng, hãng hàng không Bamboo Airways xác định Đà Nẵng là một điểm đến quan trọng trong mạng bay của Hãng. Bamboo Airways hiện đang khai thác 3 đường bay từ sân bay Đà Nẵng, kết nối với thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Seoul (Hàn Quốc). Đồng thời, Hãng cũng không ngừng nghiên cứu, mở rộng mạng lưới đường bay đến và đi từ cảng hàng không quốc tế này.
Trong tháng 12/2019 này, Bamboo Airways tiến hành mở thêm 3 đường bay nội địa từ Đà Nẵng đi Hải Phòng, Buôn Ma Thuột, Pleiku để đáp ứng nhu cầu di chuyển đang tăng cao của khách hàng dịp cuối năm. Hãng vẫn tiếp tục lên kế hoạch mở thêm các đường bay kết nối từ Đà Nẵng đến các tỉnh thành trong nước và quốc tế trong thời gian tới. Những đường bay của Bamboo Airways sẽ cung cấp thêm cho hành khách lựa chọn bay Đà Nẵng chất lượng cao, với dịch vụ định hướng 5 sao cùng tỉ lệ đúng giờ trung bình dẫn dầu toàn ngành hàng không trong 11 tháng qua. “Đà Nẵng là một trong những điểm đến quan trọng bậc nhất trong mạng lưới hoạt động của Bamboo Airways. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng trên tiến trình không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao năng lực khai thác, song song với việc mở rộng mạng lưới đường bay nội địa và quốc tế kết nối với thành phố”, đại diện Bamboo Airways cho biết.
Bamboo Airways hiện khai thác 31 đường bay nội địa và quốc tế đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong tháng 11/2019, Bamboo Airways đã mở mới 3 đường bay Hà Nội – Chu Lai, TP HCM – Đồng Hới, Cam Ranh - Incheon và dự kiến trong tháng 12, Hãng sẽ mở thêm đường bay quốc tế kết nối Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc). Bamboo Airways đã mở bán vé máy bay dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 trên tất cả các đường bay nội địa.
Từ 09/01/2020 đến 08/02/2020 (tức 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng), Bamboo Airways sẽ cung ứng tổng cộng gần 1 triệu ghế trên toàn mạng nội địa, tăng gần 700.000 chỗ (tương đương 3.600 chuyến bay so với cùng kỳ). Tất cả các đường bay nội địa của Hãng đều được khai thác bằng các dòng máy bay hiện đại như A321neo, A320neo… Ngay trong tháng 12/2019, Hãng sẽ bổ sung tàu bay thân rộng thế hệ mới Boeing B787-9 Dreamliner để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong quý IV/2019.