>>> Link xem trực tiếp Siêu trí tuệ Việt Nam tập 10 lúc 20h ngày 23/1 trên HTV2 online:
https://hplus.com.vn/xem-kenh-htv2-hd-2669.html
>>> Link xem Siêu trí tuệ Việt Nam tập 9:
Việt Hoàng |
Vòng đấu thứ 1: Trên màn hình hiển thị 50 - 60 cụm từ bao gồm cụm từ gợi ý và các cụm từ gây nhiễu, cứ mỗi 3 cụm từ gợi ý sẽ tạo thành 1 từ khoá. Những cụm từ này bị xáo trộn ngẫu nhiên. Các từ khoá của đề thi sẽ tương ứng với các dãy ô chữ được tô đỏ. Các ô chữ hoạt động theo nguyên tắc "đầu cuối". Các tuyển thủ có tổng cộng thời gian là 15 phút để quan sát, tư duy về các cụm từ gợi ý và ghi nhớ hệ thống các ô chữ. Sau 5 phút quan sát song song, hệ thống ô chữ sẽ biến mất, 10 phút còn lại chỉ dùng để tư duy và kết nối 15 cụm từ khoá đúng. Kết thúc thời gian quan sát và tư duy, các tuyển thủ tiến hành viết đáp án lên bảng tọa độ. Tuyển thủ nào thực hiện xong sẽ bấm nút dừng thời gian.
Lưu ý: Trong khoảng thời gian 15 phút tư duy và ghi nhớ, nếu như có hướng giải quyết, tuyển thủ được quyền bắt đầu giải các ô chữ, nhưng với điều kiện không được nhìn lại đề bài ban đầu. Ưu tiên độ chính xác, trong trường hợp cả 3 cùng đưa ra đáp án đúng, 2 tuyển thủ nào dùng ít thời gian hơn sẽ giành quyền bước vào vòng đấu thứ 2.
Vòng đấu thứ 2: Ở vòng đấu này, luật thi sẽ tương tự vòng 1, nhưng một số ô trong hệ thống ô chữ sẽ bị ẩn đi. Sau 15 phút, các từ khoá sẽ biến mất, chỉ còn hệ thống ô chữ đã bị ẩn. Tuyển thủ phải tự suy luận để giải quyết và hoàn thành hệ thống các ô chữ. Ưu tiên độ chính xác, trong trường hợp cùng đưa ra đáp án đúng, tuyển thủ nào nào dùng ít thời gian sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Trước khi giải thích rõ hơn về thử thách, giám khảo Dương Anh Vũ đã nhờ Việt Hoàng nhận xét về độ khó của Bạch Mã Đồ so với Bách Khoa Siêu Ô Chữ. Việt Hoàng cho biết: "Đối với em thì đương nhiên Bạch Mã Đồ là một đề khó hơn và độ khó của nó tăng lên rất là nhiều, em nghĩ là nói khó hơn 10 lần là còn hơi nhỏ".
Tiếp lời Việt Hoàng, giám khảo Dương Anh Vũ nhận xét: "Đây là một thử thách mang tính đa nhiệm nhất của cả 2 mùa Siêu Trí Tuệ Việt Nam. Bách Khoa Siêu Ô Chữ có keyword sẵn, bạn chỉ cần nhớ keyword rồi ướm vào các ô là xong. Còn Bạch Mã Đồ không có keyword sẵn mà chỉ có 3 gợi ý, phải dựa vào 3 gợi ý đó để suy luận ra keyword nhưng keyword đó lại có đặc điểm là: không phải tạo ra keyword đúng thì có thể ướm lên ô chữ bởi vì 1 keyword có nhiều biến thể. Và việc keyword có đúng hay không phụ thuộc vào số lượng ô chữ và điểm đầu - điểm cuối giao nhau của ô chữ đó. Cho nên dù có tìm đúng keyword cũng chưa chắc sẽ hoàn thành được ô chữ".
T.Mai (TH)/SHTT