Hà Nội, Thứ Bảy Ngày 04/05/2024

Phòng khám đa khoa Bắc Ninh: Khám bệnh không xuất hóa đơn, có dấu hiệu trốn thuế

DTVN 06:48 04/12/2023

Không chỉ vẽ bệnh kiếm tiền khi chỉ định hàng loạt các xét nghiệm cho khách tới khám, PKĐK Bắc Ninh

còn trực tiếp bán rất nhiều loại thuốc dù chưa được cấp phép. Mặt khác, khi khách hàng chuyển khoản thanh toán, tài khoản hưởng thụ là tài khoản cá nhân, không xuất hóa đơn, nghi vấn trốn thuế.

Phòng khám Đa khoa Bắc Ninh, hiện đang bị người dân phản ánh là vẽ bệnh moi tiền từ bệnh nhân.

Phòng khám Đa khoa Bắc Ninh, hiện đang bị người dân phản ánh là "vẽ bệnh" moi tiền từ bệnh nhân.

Bắc Ninh: Tước giấy phép, phạt tiền hàng loạt phòng khám tư vi phạm

Thời gian qua, trước các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của công dân và báo chí, Sở Y tế Bắc Ninh có nhiều động thái chấn chỉnh hoạt động hành nghề ngoài công lập. Đặc biệt là các phòng khám hành nghề chữa các bệnh xã hội (lậu, giang mai), nam học, yếu sinh lý, hiếm muộn...

Theo phản ánh từ người dân, các phòng khám có dấu hiệu vi phạm như: trốn thuế; mua bán hóa đơn, làm giả hồ sơ CO, CQ nhằm thẩm định máy móc, trang thiết bị y tế đưa vào hoạt động; bác sỹ cố tình chẩn đoán sai bệnh (vẽ thêm bệnh), sử dụng chữ ký đã khắc sẵn trên dấu để đóng vào kết quả các xét nghiệm. Với những phản ánh trên, giữa tháng 3/2023, Sở Y tế Bắc Ninh đã kiểm tra đột xuất 4 cơ sở, gồm: Phòng khám Đa khoa Nhân Ái; Phòng khám Đa khoa Thành Đô; Phòng khám Đa khoa Tâm Đức; Phòng khám chuyên khoa nội Thịnh An.

Qua đó, phát hiện một số vi phạm phổ biến như: Sử dụng người chưa có Chứng chỉ hành nghề, chưa đăng ký hành nghề với Sở Y tế; thực hiện kỹ thuật vượt phạm vi chuyên môn được phê duyệt; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các loại sổ theo dõi hoạt động chuyên môn tại phòng khám (sổ khám bệnh, sổ thủ thuật, sổ xét nghiệm, sổ theo dõi bệnh nhân tái khám…); cơ sở vật chất của phòng khám không đúng so với biên bản thẩm định khi cấp phép; không thực hiện niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh hoặc niêm yết giá dịch vụ không đầy đủ, không rõ ràng; bán thuốc không theo đơn, có loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn mua bán…

Đặc biệt, trong năm 2023, Sở Y tế Bắc Ninh đã triển khai 9 cuộc kiểm tra, giám sát công tác hành nghề Y, Dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền là 844.100.000 đồng. Trong đó, xử phạt hơn 600 triệu đồng 3 phòng khám gồm: Đa khoa Quốc tế Nhân Ái, Chuyên khoa nội Thịnh An, Đa khoa Thành Đô. Ngoài ra, cả 3 phòng khám này đều bị tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn 4 tháng; tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn trong thời hạn 3 tháng.

PKĐK Bắc Ninh mới mở đã vi phạm, thu tiền không xuất hóa đơn

Tài chính Doanh nghiệp vừa nhận được nhiều thông tin về việc Phòng khám Đa khoa Bắc Ninh (PKĐK Bắc Ninh) tại đường Lý Anh Tông, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh) có dấu hiệu hoạt động không đúng quy định, thực hiện nhiều xét nghiệm để moi tiền, trực tiếp bán thuốc chữa bệnh khi chưa được cấp phép. Đặc biệt, khi khách hàng thanh toán tiền khám và mua thuốc, phòng khám này đều yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, không xuất hóa đơn theo quy định.

Để tìm hiểu thông tin, phóng viên đã tiến hành khảo sát thực tế, trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở này, qua đó ghi nhận các dấu hiệu vi phạm như hoạt động vượt quá phạm vi chuyên môn, có hành vi vẽ bệnh moi tiền đối với bệnh nhân.

Cụ thể, cuối tháng 11/2023, trong vai một bệnh nhân có nhu cầu khám bệnh nam khoa tại PKĐK Bắc Ninh, PV đã tới phòng khám này để thực hiệm thăm khám.

Với 11 danh mục như Máu, Dịch, Vi sinh, nước tiểu, HIV, viêm gan B.... bệnh nhân phải trả số tiền 1.190.000 VNĐ.

Với 11 danh mục như Máu, Dịch, Vi sinh, nước tiểu, HIV, viêm gan B.... bệnh nhân phải trả số tiền 1.190.000 VNĐ.

Sau khi kiểm tra qua loa xong, nhân viên viên tại phòng tiếp tục yêu cầu PV xuống tầng 1 để đóng tiền và đưa ra hàng loạt danh mục xét nghiệm như: Máu, Dịch, Vi sinh, nước tiểu, HIV, viêm gan B, tinh dịch đồ, nước tiểu, siêu âm… với số tiền lến tới 1,2 triệu đồng.

Tiếp đó, PV được hướng dẫn đến các phòng chức năng để xét nghiệm các chỉ định trên.

Khoảng hơn 1 tiếng, sau khi được thăm khám, xét nghiệm, PV được yêu cầu trở lại “Phòng Khám Nội 202” để nghe thông báo kết quả xét nghiệm cũng như tình trạng bệnh.

Toàn bộ số tiền trên được thanh toán thông qua tài khoản cá nhân chứ không phải tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, phòng khám này cũng không xuất hóa đơn theo quy định. Việc này đặt ra nghi vấn trốn thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước?

Toàn bộ số tiền trên được thanh toán thông qua tài khoản cá nhân chứ không phải tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, phòng khám này cũng không xuất hóa đơn theo quy định. Việc này đặt ra nghi vấn trốn thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước?

Điều đáng nói, sau khi phán bệnh như bác sĩ chuyên nghiệp và “vẽ ra” nhiều bệnh nam khoa, nhân viên phòng khám đã yêu cầu PV phải lấy thuốc tại phòng khám về nhà uống mới khỏi bệnh.

Sau đó, kê đơn, bán cho bệnh nhân 4 loại thuốc, bao gồm: Levofloxacin, cefuroxim, alphachymotrypsin, Luc Khang với tổng số tiền gần 1,3 triệu đồng.

Tuy nhiên, trong số thuốc trên có 84 viên nén màu vàng cam, được cho là thuốc “Luc Khang”, được phòng khám này bán ra không có bất kỳ thông tin sản phẩm hay tem mác, nội dung thể hiện nguồn gốc, xuất xứ…, giá thành lên tới 15 nghìn đồng/1 viên nhưng những viên nén này chỉ được đóng gói sơ sài vào túi bóng.

Đặc biệt, khi thanh toán các khoản gồm: 200 trăm nghìn tiền khám lầm sàn, 1,2 triệu đồng phí xét nghiệm và gần 1,5 triệu tiền thuốc, PV đã đề nghị chuyển khoản và được nhân viên đưa mã QR để thanh toán. Tuy nhiên, khi thực hiện các giao dịch trên, PV phát hiện người hưởng thụ là tài khoản cá nhân chứ không phải tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, phòng khám này cũng không xuất hóa đơn theo quy định.

Chưa rõ lý do vì sao PKĐK Bắc Ninh lại chuyển tiền vào tài khoản cá nhân nhưng việc phòng khám này không thực hiện lập hóa đơn theo quy định đã đặt ra nghi vấn trốn thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Ngoài những biểu hiện vi phạm kể trên, việc treo biển hiệu thiếu thông tin tại Phòng khám Đa khoa Bắc Ninh qua khảo sát ngày 22/11/2023 cũng có dấu hiệu sai quy định.

Có 84 viên nén màu vàng cam, được cho là thuốc “Luc Khang”, được phòng khám này bán ra không có bất kỳ thông tin sản phẩm hay tem mác, nội dung thể hiện nguồn gốc, xuất xứ…

Có 84 viên nén màu vàng cam, được cho là thuốc “Luc Khang”, được phòng khám này bán ra không có bất kỳ thông tin sản phẩm hay tem mác, nội dung thể hiện nguồn gốc, xuất xứ…

Cụ thể, phòng khám này được Sở Y tế Bắc Ninh cấp phép ngày 24/10/2023 với tên đầy đủ là “Phòng khám Đa khoa Bắc Ninh thuộc Công ty cổ phần đầu tư phát triển DA Group”, nhưng trên biển thực tế 2 tấm biển lớn treo bên ngoài phòng khám chỉ thể hiện dòng chữ “Phòng khám Đa khoa Bắc Ninh”. Việc thiếu một phần thông tin tên cơ sở thể hiện trên biển tại phòng khám cũng dễ gây hiểu nhầm cho người bệnh.

“Theo khoản 1, Điều 4, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2022 đã quy định rõ nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Cụ thể:

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.” – Trích khoản 1, Điều 4, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, căn cứ Căn cứ theo điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vu quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định trên.

Biện pháp khắc phụ hậu quả: buộc lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu.

Như vậy thì đối với trường hợp không lập hóa đơn thì có thể bị xử phạt lên đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm. – Trích điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Link gốc : https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/phong-kham-da-khoa-bac-ninh-kham-benh-khong-xuat-hoa-don-co-dau-hieu-tron-thue-d44314.html

Bạn đang đọc bài viết Phòng khám đa khoa Bắc Ninh: Khám bệnh không xuất hóa đơn, có dấu hiệu trốn thuế tại chuyên mục Nghe xem đọc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Nghe xem đọc