--Cơ quan chức năng lấy cẩu lên cưỡng chế |
Tối 26/5/2021, trên mạng xã hội lan truyền clip về việc cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang phải dùng xe cẩu chuyên dụng đưa lực lượng lên tầng 3 một nhà dân, áp giải đối tượng thuộc diện F1 đi cách ly. Trong khi Bắc Giang đang quay cuồng chống dịch, sự chống đối, bất hợp tác của trường hợp F1 này khiến Phần lớn cư dân mạng bày tỏ bức xúc với thái độ thiếu ý thức, bản tính ích kỷ của người phụ nữ. Một số khác yêu cầu cơ quan pháp luật phải xử lý nghiêm trường hợp này để răn đe.
Vậy hành vi trốn cách ly được nhìn nhận thế nào dưới góc nhìn của pháp luật?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Không tổ chức cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
- c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
- b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- c) Cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
-
--Nữ F1 đựoc đưa đi cách ly
--xe chuyên dụng cưỡng chế nữa f1 tại Bắc Giang
Ngoài ra, tùy vào mức độ gây nguy hiểm của hành vi trốn cách ly y tế mà cá nhân thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự. Nếu người đã được thông báo mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh đã được cách ly mà trốn khỏi nơi cách ly gây lây truyền dịch bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch Như vậy, hành vi trốn cách ly làm lây lan dịch bệnh có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 12 năm.
Trên đây là những chia sẻ của Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề trốn cách ly y tế và các mức xử phạt, hình phạt có thể áp dụng đối với trường hợp này. Hi vọng rằng mọi người sẽ nâng cao ý thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như cộng đồng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn hay các vấn đề pháp lý khác thì liên hệ với chúng tôi theo:
- Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự
- Địa chỉ: Số 3 Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0913831789 (zalo) – 0917894567 (Hotline)
- Email: [email protected]
- Website: www.vanphongluatsuhanoi.vn
Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo