Theo đơn thư của ông Trần Văn Mau (địa chỉ: thôn Huyền Tụng, phường Hiến Thành, Thị xã Kinh Môn, Thành phố Hải Dương), năm 2017 Ông Đinh Văn Dạn - cán bộ thôn Huyền Tụng đến gặp vợ chồng ông vận động dồn điền đổi thửa, hướng dẫn làm đơn chuyển đổi từ đất ruộng sang đất bãi cát để xây dựng trang trại chăn nuôi “theo chủ trương của xã”.
Tất cả giấy tờ chuyển đổi khu đất được thực hiện bởi các cán bộ thôn là ông Nguyễn Tiến Lâm, Đinh Văn Dạn và Nguyễn Văn Dũng.
Sau khi chuyển đổi, gia đình ông Mau chuyển về khu đất bãi cát làm trang trại. Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Dũng – cán bộ thôn lại ngăn cản và yêu cầu ông Mau “phải đợi chủ trương cụ thể”.
Khu ruộng của nhà ông Mau. |
Do việc chuyển đổi bị gián đoạn, gia đình ông Mau lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi đất ruộng đã bị người khác sử dụng, còn đất bãi cát thì bị ngập nước không canh tác được khiến kinh tế ngày càng kiệt quệ.
Sau hơn 1 năm chờ đợi, ông Mau đã gửi đơn kiến nghị lên UBND xã nhờ giải quyết vụ việc, tuy nhiên cán bộ cấp xã cho rằng cơ sở thôn chịu trách nhiệm, cấp xã không giải quyết.
Đối chiếu các quy định này với công tác dồn điền đổi thửa của thôn Huyền Tụng với gia đình hộ ông Mau thì có thể thấy, việc chính quyền sở tại giao cho Ban, tổ dồn điền đổi thửa thực hiện liệu đã đúng theo tinh thần của nghị định 43/2014/NĐ-CP? Người nông dân trải qua 02 lần dồn điền đổi thửa nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hơn thế nữa còn bị đòi lại đất có phù hợp với quy định Luật đất đai 2013?
Sau khi tiếp nhận phán ánh của người dân, ngày 24/8/2020, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn, Hải Dương đã có công văn số 563/UBND-VP đề nghị Chủ tịch UBND phường Hiến Thành báo cáo. Nội dung công văn yêu cầu Chủ tịch UBND phường Hiến Thành xem xét, xác minh thông tin người dân phán ánh về việc cán bộ thôn thực hiện sai công tác dồn điền đổi thửa, báo cáo kịp thời kết quả giải quyết theo quy định.
Sau nhiều chờ đợi, đến nay, gia đình ông Mau vẫn chưa nhận được thông tin gì.
Để có cái nhìn khách quan về vụ việc, PV đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND phường Hiến Thành, đề xuất cung cấp văn bản giấy tờ liên quan đến vụ việc. Thế nhưng, suốt 3 tháng trôi qua, PV nhận được phản hồi cơ quan không đủ thẩm quyền để cung cấp giấy tờ về vụ việc trừ khi có sự chỉ đạo của UBND Thị xã Kinh Môn.
Điều 78, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai như sau: “Về trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa”:
1/ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;
2/ UBND cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;
3/ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình UBND cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt;
4/ Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính;
5/ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận QSD đất;
6/ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm: a) Lập hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận; b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất…”.
Mặt khác, Điều 26 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2013 (Thời điểm áp dụng Luật Đất đai phù hợp với công tác dồn điền đổi thửa năm 2015, 2016) về việc bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau: “…Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam…”.
Nghĩa Nhân - Sở Hữu Trí Tuệ