Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Cúng tất niên năm 2021 ngày nào, giờ nào tốt nhất?

DTVN 18:03 10/02/2021

Cúng tất niên năm 2021 ngày nào, giờ nào tốt nhất? Dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách cúng tất niên chi tiết đầy đủ tiễn năm cũ và cầu mong may mắn cho năm mới.

Ý nghĩa của lễ cúng tất niên

Cúng tất niên năm 2021 ngày nào, giờ nào tốt nhất?

Tất niên còn gọi là Lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức quen thuộc của chúng ta nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chào mừng năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Khoảng thời gian này, các thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Sau một năm làm ăn vất vả, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ cuối năm thật tươm tất để cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết. Theo thông lệ, Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều 30 Tết.

Tất niên, nếu xét nghĩa từng chữ cùng là một cách để trả lời tất niên nghĩa là gì khá dễ hiểu, chữ Tất có nghĩa là xong, là hết; chữ Niên là năm, Tất Niên là kết thúc một năm - 365 hay 366 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới.

Cúng tất niên năm 2021 ngày nào, giờ nào tốt nhất?

Tháng Chạp năm Canh Tý, có 1 số ngày tốt có để làm lễ cúng lễ Tất niên gồm:

- Ngày 28 tháng Chạp (tức 9/2/2021 dương lịch): Ngày Mậu Tý, Lục nhâm Tốc hỷ.

- Ngày 29 tháng Chạp (tức 10/2/2021 dương lịch): Ngày Kỷ Sửu, Lục nhâm Xích khẩu.

- Ngày 30 tháng Chạp (tức 11/2/2021 dương lịch): Ngày Canh Dần, Lục nhâm Tiểu cát.

Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện riêng của mỗi nhà mà có thể lựa chọn ngày cúng Tất niên sao cho phù hợp. Quan trọng nhất là lễ vật cúng phải tươm tất, gia chủ nhất tâm thành kính.

Mâm cúng tất niên của 3 miền

Trong mâm cúng tất niên miền Bắc, các món ăn thường bao gồm:

Móng giò hầm măng lưỡi lợn

Canh bóng nấu thập cẩm

Miến nấu lòng gà

Xôi/bánh chưng

Thịt đông, thịt gà luộc

Giò lụa, giò xào

Nộm và dưa hành muối…

Còn mâm cúng tất niên Miền Trung gồm: bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm:

Đĩa dưa món

Đĩa giò lụa Huế

Đĩa gà bóp rau răm

Đĩa thịt đông

Đĩa chả Huế

Thịt heo luộc

Giá chua

Bát ninh măng khô

Bát miến Huế

Đĩa cá chiên, hay đĩa ram

Mâm cúng tất niên Miền Nam gồm:

Bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm

Canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô)

Bát canh khổ qua nhồi thịt

Thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa)

Đĩa thịt heo luộc

Đĩa gỏi tôm thịt

Đĩa nem

Đĩa chả giò

Đĩa dưa giá, củ kiệu

Những việc nên làm trong ngày cúng tất niên

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Trước khi làm lễ cúng tất niên, gia đình cần dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa cho thật sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính và trang nghiêm đối với tổ tiên và các vị thần.

Cúng đón ông Táo về nhà

Nghi thức này cũng khá quan trọng, có gia đình đưa ông Táo đi nhưng lại quên cúng đón ông Táo về. Sau khi đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì vào ngày cúng tất niên, gia đình nên cúng để rước ông Táo về lại nhà và bảo hộ cả gia đình trong năm mới.

Theo Thời đại

Link gốc : https://thoidai.com.vn/cung-tat-nien-nam-2021-ngay-nao-gio-nao-tot-nhat-130961.html

Bạn đang đọc bài viết Cúng tất niên năm 2021 ngày nào, giờ nào tốt nhất? tại chuyên mục Đời sống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Đời sống