Quá trình điều tra vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra đã tiến hành rà soát, truy vết dòng tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội, tài khoản, tài sản đứng tên bị can hoặc cá nhân nhờ đứng tên để thu hồi kê biên, phong tỏa.
Trong danh sách tài sản bị kê biên, có gần 415 tỷ đồng tiền bị thu giữ của CTCP Sài Gòn Kim Cương. Ngoài ra cơ quan cảnh sát điều tra còn ngăn chặn giao dịch đối với hơn 789 tỷ đồng trong tài khoản mở tại ngân hàng SCB của công ty Kim Cương. Tổng số tiền thu giữ, phong tỏa của công ty Kim Cương hơn 1.200 tỷ đồng.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Lời khai của lái xe lộ 'hộp tiền và tài liệu' của con gái Trương Mỹ Lan
Kết quả điều tra xác minh Trương Mỹ Lan đã giao cho các cá nhân nắm giữ hơn 120,47 triệu cổ phần, chiếm 66,93% vốn điều lệ của Sài Gòn Kim Cương, tương ứng giá trị hơn 1.204 tỷ đồng.
Công ty Sài Gòn Kim Cương đã tự nguyện chuyển số tiền gần 415 tỷ đồng (nói trên) vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả vụ án. Ngoài ra còn hơn 789 tỷ đồng tiền trong 9 tài khoản công ty mở tại SCB chi nhánh Sài Gòn và SCB chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Cống Quỳnh bị phong tỏa, ngăn chặn giao dịch.
Ảnh bà Trương Mỹ Lan |
CTCP Sài Gòn Kim Cương thành lập tháng 10/200. Hai người Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật thường xuyên thay đổi vị trí là Lê Hữu Tâm (sinh năm 1969) và Đặng Trịnh Thanh Phương (sinh năm 1972). Những người quản lý khác còn có ông Võ Trung Chính (Chủ tịch HĐQT); các thành viên HĐQT Nguyễn Đình Thọ, Thái Bảo Anh, Phạm Phú Quốc và Nguyễn Đình Khôi (kế toán trưởng)
Địa chỉ trụ sở chính liên tục thay đổi, trong đó tháng 7/2016 chuyển về số 19-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1 và giai đoạn tháng 11/2018 đổi địa chỉ trụ sở về số 19-21 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1.
Tháng 11/2018 công ty tăng vốn điều lệ hơn gấp 3 lần, từ 586 tỷ đồng lên 1.800 tỷ đồng.
Tài sản tại địa chỉ số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ cũng nằm trong danh sách những tài sản bị kê biên trong vụ án (không thu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Liên quan đến Sài Gòn Kim Cương trước đó tháng 7/2017 công ty triển khai phương án phát hành hơn 121,3 triệu cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ từ 586 tỷ đồng lên 1.800 tỷ đồng. Giá phát hành 10.000 đồng/cổ phần.
Thời điểm Sài Gòn Kim Cương muốn tăng vốn, Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) là cổ đông lớn sở hữu 40% vốn điều lệ.
Sau khi nhận thông báo chào bán cổ phần từ Sài Gòn Kim Cương, căn cứ quyết định của Hội đồng thành viên, HFIC sẽ chỉ thực hiện một phần quyền mua nhằm giảm bớt tỷ lệ sở hữu tại Sài Gòn kim Cương (xuống 25%), phần còn lại bán bớt. Do vậy HFIC công bố thông tin rao bán hơn 13 triệu quyền mua với giá 4.620 đồng/quyền mua.
Phối cảnh tòa nhà SJC Tower |
Sài Gòn Kim Cương được biết đến là chủ đầu tư dự án Tòa nhà SJC Tower. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng, gồm 54 tầng và 6 tầng hầm. Tòa nhà được ví như một viên kim cương vô giá tọa lạc ngay lõi trung tâm Sài Gòn sở hữu 4 mặt tiền đường đắc địa, huyết mạch Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Trung Trực – Lê Lợi.
Dự án được quy hoạch và phát triển thành một Khu Phức Hợp đa năng, cao cấp bao gồm các hạng mục chức năng chính như: Trung tâm thương mại – dịch vụ cao cấp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, căn hộ chung cư SJC Tower hạng sang để bán…
Lô đất vàng dự án tòa nhà SJC Tower |
Thiết kế đẹp đẽ, có "trợ lực" góp vốn từ HFIC, thế nhưng khu đất vàng vẫn bỏ trống gần 20 năm ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn. UBND TP. HCM từng liệt kê công trình trên là một trong ba dự án bất động sản "làm xấu bộ mặt thành phố".
Dự án cũng đã qua nhiều lần điều chỉnh, từ độ cao 54 tầng xuống 46 tầng; từ quy mô gồm cả căn hộ hạng sang để bán sang loại các căn hộ khách sạn, thương mại, căn hộ cho thuê... (không còn căn hộ hạng sang để bán).