giảm tới 61% so với đầu năm. Điều này là một chỉ dấu đáng lo ngại cho triển vọng tăng trưởng doanh thu năm tới của công ty.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đang “né” quy định tách bạch Chủ tịch và CEO?
Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia đã công bố Nghị quyết HĐQT thông qua việc giao ủy quyền cho bà Nguyễn Mai Giang - Phó Tổng Giám đốc công ty tạm thời đảm nhiệm thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng Giám đốc theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty cho đến khi HĐQT bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới.
Trong phạm vi ủy quyền, bà Nguyễn Mai Giang được quyền đại diện công ty thực hiện các công việc bao gồm nhưng không giới hạn như các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày; các giao dịch, hợp đồng mua, bán tài sản của công ty, vay, cho vay và các hợp đồng, giao dịch khác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng Giám đốc…
![]() |
Nghị quyết HĐQT của An Gia. |
Được biết, kể từ thời điểm An Gia niêm yết, vị trí Tổng Giám đốc do ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm. Song, theo luật Chủ tịch không được kiêm nhiệm Tổng Giám đốc, An Gia bỏ trống vị trí này từ 2021 đến tháng 5/2023 bổ nhiệm bà Huỳnh Thị Kim Ánh. Thế nhưng, bà Ánh cũng chỉ ngồi ghế nóng CEO trong 7 tháng. Sau đó, ông Nguyễn Thanh Sơn đảm trách trong 5 tháng.
Như vậy, những công việc của Tổng Giám đốc đã có người tạm thời đảm trách sau 8 tháng ông Sơn từ nhiệm. Tuy nhiên, bà Nguyễn Mai Giang là chị ruột của ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch HĐQT, đồng thời là vợ của ông Nguyễn Thành Châu - Kế toán trưởng. Câu hỏi đặt ra là bà Mai Giang tuy không đứng danh CEO An Gia nhưng lại đảm trách những công việc của CEO thì liệu có vi phạm luật không?
Để tăng tính minh bạch và hướng tới thông lệ quản trị tiên tiến trên thế giới trong doanh nghiệp, theo điểm b, khoản 5, Điều 162, Luật Doanh nghiệp quy định: “Đối với công ty đại chúng, tổng giám đốc không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ”.
Càng về cuối năm An Gia càng “đuối sức”
Theo báo cáo tài chính các quý trong năm 2024 của An Gia cho thấy, càng về quý cuối năm, doanh nghiệp này càng cho thấy sự sa sút của mình. Nếu như thời điểm quý I/2024, AGG ghi nhận doanh thu 1.312 tỷ đồng, lãi sau thuế 214 tỷ đồng, hoàn thành tới 82% mục tiêu doanh thu và 80% mục tiêu lợi nhuận.
Đến những quý sau đó, An Gia sa sút thấy rõ: Cụ thể, quý II doanh nghiệp chỉ lãi sau thuế 1,5 tỷ đồng, quý III lãi sau thuế 24 tỷ đồng. Thậm chí quý IV, AGG còn lỗ trước thuế. Theo thông tin trên báo cáo tài chính của An Gia, quý IV/2024, AGG ghi nhận doanh thu đạt 163,2 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ giá vốn giảm mạnh, lợi nhuận gộp tăng 23% lên 72 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu tài chính giảm 26,3% trong khi chi phí tài chính tăng đột biến 410% lên 158,6 tỷ đồng, phần lớn do lãi vay (38,4 tỷ đồng). Đặc biệt, lợi nhuận khác âm gần 60 tỷ đồng, khiến AGG lỗ trước thuế 51,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 64,8 tỷ đồng.
![]() |
An Gia lỗ trước thuế 51,6 tỷ đồng trong quý IV/2024. |
Song, nhờ khoản thuế thu nhập hoãn lại 74,8 tỷ đồng, công ty báo lãi sau thuế 21 tỷ đồng, nhưng vẫn giảm sâu 80,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của AGG đạt 7.035 tỷ đồng, giảm mạnh 24,3% so với đầu năm. Đáng chú ý, lượng tiền mặt chỉ còn 197,4 tỷ đồng, giảm tới 76%.
Đáng chú ý, lượng hàng tồn kho của AGG giảm mạnh 61% xuống còn 776 tỷ đồng, chủ yếu do giảm tại các dự án lớn như Westgate (từ 1.379 tỷ đồng xuống còn 352,6 tỷ đồng) và The Standard (từ 304,3 tỷ đồng xuống 153 tỷ đồng).
![]() |
Lượng tồn kho của AGG giảm mạnh so với đầu năm (Nguồn: BCTC Hợp nhất quý IV/2024 của An Gia). |
Việc hàng tồn kho giảm mạnh là một chỉ dấu đáng lo ngại cho triển vọng tăng trưởng doanh thu năm tới của công ty.
Nên nhớ, tồn kho bất động sản có hai dạng: sản phẩm đang triển khai và sản phẩm đã hoàn thiện. Trong đó, loại đã hoàn thiện, đưa ra thị trường nhưng không được giao dịch, theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, đáng lo ngại, cần ưu tiên giải quyết. Tồn kho dạng này gây mất tính thanh khoản, trở thành cục nợ cho doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở loại hình nhà liền thổ và nghỉ dưỡng tại thị trường vùng ven. Sản phẩm không được đón nhận, theo ông, phần lớn vì mức giá bán cao, dự án pháp lý mập mờ hay rổ hàng có vị trí xấu.
Bên cạnh tồn kho giảm mạnh thì chất lượng tài sản của An Gia ở mức khá xấu nếu xét tới tỷ trọng của các khoản phải thu, lên tới 82,4% tổng tài sản, đạt 5.804 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Trong số này, có tới 2.818 tỷ đồng là An Gia cho các bên liên quan vay mượn, 1.784 tỷ đồng là các khoản hợp tác kinh doanh.