Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ngày một phát triển và được đông đảo các khách hàng và QTDND đón nhận. (Ảnh minh họa) |
Các QTDND thành viên khi tham gia mạng lưới thanh toán chuyển tiền CF-eBank của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sẽ được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ tối đa, từ đó, các QTDND đã thực hiện chuyển tiền nhanh cho các thành viên, khách hàng ở tất cả các tỉnh, thành phố và các ngân hàng trên toàn quốc một cách an toàn, nhanh chóng, chi phí hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thành viên và khách hàng của QTDND tại vùng nông thôn.
Cho đến nay, dịch vụ chuyển tiền CF- eBank của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã và đang trở nên quen thuộc với các thành viên của các QTDND. CF- eBank đã giúp người dân thuận tiện giao thương, mở rộng sản xuất kinh doanh hay như là chi trả cho con cái học hành. Đối với những xã miền núi, vùng sâu vùng xa, dịch vụ chuyển tiền CF-eBank không chỉ giúp bà con thuận tiện, chi trả các nhu cầu, dịch vụ đời sống mà hơn thế còn tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Đặc biệt là tránh được những rủi ro, nguy hiểm khi trên đường mang tiền ra trung tâm huyện, tỉnh để thực hiện chuyển tiền.
Nhiều QTDND sử dụng sản phẩm dịch vụ chuyển tiền CF-eBank của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đều cho rằng: với những tiện ích thiết thực mang lại từ sản phẩm dịch vụ chuyển tiền CF-eBank đã nâng cao uy tín, vị thế, thương hiệu của QTDND trên địa bàn hoạt động. Dịch vụ thanh toán chuyển tiền điện tử CF-eBank cũng đã giúp các QTDND mở rộng thị trường, thu hút đông đảo khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi và thực hiện giao dịch chuyển tiền, hỗ trợ phát triển các dịch vụ khác.
Trong năm 2020, giao dịch chuyển tiền CF-eBank đạt 1.551.534 món với doanh số 564.713 tỷ đồng, trong đó: doanh số chuyển tiền của các QTDND thành viên đạt 22.443 tỷ đồng với 316.800 món. Hiện, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có mạng lưới giao dịch tại 636 điểm, bao gồm 32 Chi nhánh, 66 Phòng giao dịch và 538 QTDND tham gia liên kết thanh toán.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã cung cấp sản phẩm thấu chi cho 352 QTDND. (Ảnh minh họa) |
Cũng từ năm 2016, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai sản phẩm thấu chi tài khoản thanh toán đối với QTDND tham gia thành viên hệ thống CF-eBank để hỗ trợ yêu cầu thanh toán tức thời đối với thành viên, khách hàng của QTDND. Số lượng các QTDND có nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng mạnh qua mỗi năm và đã nhận được những phản hồi tích cực và ngày càng được quan tâm, sử dụng. Trong năm 2020, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã cấp thấu chi cho 352 QTDND với số tiền 448,7 tỷ đồng. Doanh số sử dụng thấu chi của các QTDND là 4.254 tỷ đồng. Cũng trong năm, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã phát hành được 5.700 thẻ thanh toán cho các cán bộ, thành viên của 174 QTDND, lượng giao dịch thực hiện bằng thẻ theo các hình thức rút tiền mặt qua POS/ATM, thanh toán hàng hóa dịch vụ, chuyển tiền của QTDND… tăng 87% so với năm 2019.
Một sản phẩm khác mà Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã và đang triển khai và được các QTDND nhiệt tình hưởng ứng trong thời gian qua là sản phẩm cho vay hợp vốn. Đây là một sản phẩm hữu ích, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của QTDND và giúp cho các thành viên của QTDND có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, vốn cao hơn để đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với hệ thống QTDND và là một công cụ hỗ trợ hữu ích để Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam phát huy tốt vai trò điều hòa vốn, cũng như cung ứng các sản phẩm dịch vụ tới các QTDND.
Nhiều QTDND triển khai sản phẩm cho vay hợp vốn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đều cho rằng: khi chưa được triển khai sản phẩm, có những khách hàng là thành viên rất tiềm năng, có hồ sơ tín dụng rất tốt, nhưng QTDND phải từ chối giải ngân do khách hàng có nhu cầu lớn hơn mức cho vay trong thẩm quyền của QTDND. Nhờ có sản phẩm cho vay hợp vốn, Quỹ có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn, phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay và gia tăng hình ảnh QTDND trong mắt khách hàng.
Đặc biệt, từ ngày 12/01/2021, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với cho vay hợp vốn đối với các QTDND như: với các khoản cho vay hợp vốn còn dư nợ: Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với QTDND xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho khách hàng, mức lãi suất điều chỉnh thấp hơn tối đa 1%/năm so với mức lãi suất cho vay hợp vốn tối thiểu (ngắn hạn, trung hạn) theo Quyết định lãi suất hiện hành; Thời gian áp dụng: tối đa 06 tháng kể từ ngày 12/01/2021. Sau thời hạn trên Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục áp dụng mức lãi suất hiện hành đối với thời gian cho vay còn lại theo hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng.
Đối với các khoản cho vay hợp vốn mới: Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam xem xét thỏa thuận với QTDND và khách hàng áp dụng lãi suất thấp hơn tối đa 1%/năm so với mức lãi suất cho vay Hợp vốn tối thiểu áp dụng theo lãi suất hiện hành của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: cho vay ngắn hạn (thời gian áp dụng tối đa 12 tháng) kể từ ngày vay; Thời gian còn lại: áp dụng theo lãi suất cho vay Hợp vốn ngắn hạn, trung hạn hiện hành tại Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM tiền thân là QTDND Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là “Ngân hàng” của tất cả các QTDND, thành lập theo quy định của Luật các TCTD nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, điều hòa vốn, hỗ trợ NHNN giám sát các QTDND, ngoài ra Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện có Trụ sở chính tại Tầng 4 – Tòa nhà N04 – Hoàng Đạo Thúy – P. Trung Hoà – Q. Cầu Giấy – Hà Nội với 32 Chi nhánh, 67 Phòng giao dịch. Hiện cả nước có gần 1.200 QTDND thành viên ở các xã, phường, là các pháp nhân độc lập trong một hệ thống liên kết, được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, quản lý và thanh tra, giám sát chặt chẽ. |