Ngoại tệ trong nước
Đô la Mỹ
Sáng 3/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.239 đồng (tăng 7 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ như hôm 3/4, phổ biến ở mức 23.480 đồng (mua) và 23.650 đồng (bán).
Hôm nay, cập nhật tại webgia, ngày 4/4/2020, tỷ giá USD ở mức 23,320.00 VND.
Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 22.950 VND
Ngân hàng HSBC đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.530 VND
Ngân hàng Đông Á, Eximbank, Sacombank đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.520 VND
Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.655 VND
Bảng Anh
Hôm nay Ngân hàng Quốc Dân mua Bảng Anh (GBP) giá cao nhất là 28,637.00 VNĐ/GBP. Bán Bảng Anh (GBP) thấp nhất là Ngân hàng Sacombank với 28,894.00 VNĐ một GBP.
Bảng Tỷ giá GBP so sánh 2 ngày 4/4/2019 và 3/4/2019. Nguồn: ngan-hang.com. |
* Mũi tên màu xanh: thể hiện tỷ giá đang xem tăng cao hơn so với ngày trước đó.
* Mũi tên màu đỏ: thể hiện tỷ giá đang xem thấp hơn so với ngày trước đó.
Euro
Tỷ giá trung bình: 1 EUR = 25.742,47 VNĐ.
Tham khảo tỷ giá Euro tại các ngân hàng dưới đây:
Ngân hàng mua ngoại tệ Đồng Euro (€) (EUR)
+ Ngân hàng Vietcombank đang mua tiền mặt EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 24.742,47 VND
+ Ngân hàng Vietcombank đang mua chuyển khoản EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 24.992,39 VND
+ Ngân hàng ACB đang mua tiền mặt EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 25.409,00 VND
+ Ngân hàng ACB đang mua chuyển khoản EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 25.472,00 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Đồng Euro (€) (EUR)
+ Ngân hàng Đông Á đang bán tiền mặt EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 25.490,00 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 25.480,00 VND
+ Ngân hàng Agribank đang bán tiền mặt EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 26.786,00 VND
+ Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 26.621,00 VND
Yên Nhật
Tỷ giá trung bình: 1 JPY = 208,84 VNĐ.
Tham khảo tỷ giá yen Nhật tại các ngân hàng dưới đây:
Ngân hàng mua ngoại tệ Yên Nhật (¥) (JPY)
+ Ngân hàng Vietcombank đang mua tiền mặt JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 208,84 VND
+ Ngân hàng Vietcombank đang mua chuyển khoản JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 210,95 VND
+ Ngân hàng ACB đang mua tiền mặt JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 216,24 VND
+ Ngân hàng ACB đang mua chuyển khoản JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 216,78 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Yên Nhật (¥) (JPY)
+ Ngân hàng Đông Á đang bán tiền mặt JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 217,20 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 217,50 VND
+ Ngân hàng MBBank đang bán tiền mặt JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 223,64 VND
+ Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 223,64 VND
Ngoại tệ thế giới
Lực cầu đối với đồng Đô la Mỹ tăng các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn sau khi Mỹ công bố số đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đạt mức kỷ lục, cho thấy mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến kinh tế.
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,48% lên 100,750 điểm vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD giảm 0,47% xuống 1,0805. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,98% xuống 1,2271.
Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,52% lên 108,47.
Tỷ giá USD tiếp tục tăng so với các đồng tiền chủ chốt khác khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn bằng đồng bạc xanh trong bối cảnh kinh tế có xu hướng tồi tệ hơn do sự bùng phát của dịch COVID-19.
Sự bùng phát của đại dịch đã khiến các nền kinh tế phát triển gần như đóng cửa khi các chính phủ cố gắng thực hiện các chính sách giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của virus. John Doyle, phó giám đốc giao dịch của Tempus Inc ở Washington, cho biết USD đang là một tài sản an toàn khi chứng kiến dữ liệu kinh tế ảm đạm đến từ châu Âu, Anh, Italy, ...
Theo các chuyên gia phân tích, sự sụt giảm trên thị trường lao động Mỹ không ảnh hưởng nhiều đến đồng bạc xanh. Trước đó, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ cho thấy tổn thất số lượng công việc lên tới 701.000 vào tháng trước, cao hơn rất nhiều so với con số dự đoán là 100.000.
Đại dịch đã không có nhiều dấu hiệu giảm bớt vào thứ Sáu, với các trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu vượt qua con số một triệu, và hơn 53.000 người chết, hơn 6.000 trong số đó là ở Mỹ.
Nhà phân tích tiền tệ Joe Capurso của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: "Thị trường lao động Mỹ đã ít nhiều bị sụp đổ". Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết tỉ lệ thất nghiệp tháng trước tăng lên 4,4% từ mức 3,5%.
Andrew Hunter, chuyên gia kinh tế cấp cao của Capital Economics, nhận định sự sụt giảm trong bảng lương phi nông nghiệp hồi tháng 3 gần với mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này cho thấy đại dịch COVID-19 đã bắt đầu làm suy giảm nền kinh tế sớm hơn dự đoán
Bên cạnh đó, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cũng chỉ ra số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên 6,65 triệu trong tuần gần nhất từ mức 3,3 triệu.
Tuần qua, USD Index đã tăng 2,3%, vượt qua mức đạt được trong cuộc tranh giành tiền mặt trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện biện pháp hỗ trợ thanh khoản trên thị trường toàn cầu.
Trong khi đó, đồng euro chứng kiến mức giảm 2,9% trong tuần so với USD.
Sự do dự giữa các chính phủ châu Âu về một gói giải cứu cho nền kinh tế khu vực đã làm suy yếu đồng euro trong những ngày gần đây. Đồng yen Nhật, đồng franc Thụy Sĩ, đồng bảng Anh, cũng như đồng đô la Úc và New Zealand đều mất giá khi đồng USD mạnh lên.
Tác động kinh tế của dịch bệnh ngày càng trở nên rõ rang khi báo cáo khảo sát chỉ ra sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh trên khắp khu vực đồng Euro và Anh vào thứ Sáu (3/4). Tình hình này là do một loạt các nha máy và doanh nghiệp trong khu vực buộc phải đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus nCov.
Theo Adrian Lee, giám đốc quản lý tiền tệ tại Adrian Lee & Partners, vấn đề hiện nay khá phức tạp khi mà những biện pháp chính phủ đã thực hiện có thể rất tích cực trong việc ngăn dịch bệnh, nhưng lại tạo ra những khoản chi phí đáng kể.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ