Ngoại tệ trong nước
Đô la Mỹ
Ngày 20/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.252 đồng (tăng 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.900 đồng (tăng 11 đồng).
Đầu giờ sáng 20/3, đa số các ngân hàng thương mại giảm mạnh tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.335 đồng (mua) và 23.495 đồng (bán).
Tỷ giá USD/VND sẽ ổn định ở mức 23.300-23.500 trong nửa đầu năm 2020. Sang hôm nay, cập nhật tại webgia, ngày 23/3/2020, tỷ giá USD ở mức 23,252.00 VND.
Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 22.570,00 vnđ / 1 USD
Ngân hàng SCB, Techcombank đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 23.410,00 vnđ / 1 USD
Ngân hàng Agribank đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 23.475,00 vnđ / 1 USD
Ngân hàng Sacombank đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 23.540,00 vnđ / 1 USD
Bảng Anh
Hôm nay Ngân hàng Quốc Dân mua Bảng Anh (GBP) giá cao nhất là 27,382.00 VNĐ/GBP. Bán Bảng Anh (GBP) thấp nhất là Ngân hàng Agribank với 27,183.00 VNĐ một GBP.
Bảng Tỷ giá GBP so sánh 2 ngày 22/3/2019 và 23/3/2019. Nguồn: ngan-hang.com. |
* Mũi tên màu xanh: thể hiện tỷ giá đang xem tăng cao hơn so với ngày trước đó.
* Mũi tên màu đỏ: thể hiện tỷ giá đang xem thấp hơn so với ngày trước đó.
Euro
Tỷ giá trung bình: 1 EUR = 25.101,89 VNĐ.
Tham khảo tỷ giá Euro tại các ngân hàng dưới đây:
Ngân hàng mua ngoại tệ Đồng Euro (€) (EUR)
+ Ngân hàng HSBC đang mua tiền mặt EUR với giá thấp nhất là: 24.485,00 vnđ / 1 EUR
+ Ngân hàng HSBC đang mua chuyển khoản EUR với giá thấp nhất là: 24.638,00 vnđ / 1 EUR
+ Ngân hàng SHB đang mua tiền mặt EUR với giá cao nhất là: 25.148,00 vnđ / 1 EUR
+ Ngân hàng SHB đang mua chuyển khoản EUR với giá cao nhất là: 25.148,00 vnđ / 1 EUR
Ngân hàng bán ngoại tệ Đồng Euro (€) (EUR)
+ Ngân hàng Agribank đang bán tiền mặt EUR với giá thấp nhất là: 25.184,00 vnđ / 1 EUR
+ Ngân hàng Sacombank đang bán chuyển khoản EUR với giá thấp nhất là: 25.293,00 vnđ / 1 EUR
+ Ngân hàng Vietcombank đang bán tiền mặt EUR với giá cao nhất là: 25.922,30 vnđ / 1 EUR
+ Ngân hàng HSBC đang bán chuyển khoản EUR với giá cao nhất là: 25.330,00 vnđ / 1 EUR
Yên Nhật
Tỷ giá trung bình: 1 JPY = 211,38 VNĐ.
Tham khảo tỷ giá yen Nhật tại các ngân hàng dưới đây:
Ngân hàng mua ngoại tệ Yên Nhật (¥) (JPY)
+ Ngân hàng HSBC đang mua tiền mặt JPY với giá thấp nhất là: 205,00 vnđ / 1 JPY
+ Ngân hàng MBBank đang mua chuyển khoản JPY với giá thấp nhất là: 206,93 vnđ / 1 JPY
+ Ngân hàng SHB đang mua tiền mặt JPY với giá cao nhất là: 212,07 vnđ / 1 JPY
+ Ngân hàng SHB đang mua chuyển khoản JPY với giá cao nhất là: 212,77 vnđ / 1 JPY
Ngân hàng bán ngoại tệ Yên Nhật (¥) (JPY)
+ Ngân hàng Agribank đang bán tiền mặt JPY với giá thấp nhất là: 211,99 vnđ / 1 JPY
+ Ngân hàng HSBC đang bán chuyển khoản JPY với giá thấp nhất là: 213,00 vnđ / 1 JPY
+ Ngân hàng Vietcombank đang bán tiền mặt JPY với giá cao nhất là: 220,85 vnđ / 1 JPY
+ Ngân hàng Sacombank đang bán chuyển khoản JPY với giá cao nhất là: 214,23 vnđ / 1 JPY
Ngoại tệ thế giới
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng1,08 % ở mức thấp nhất trong hai tháng là 98,515.
Theo CNN, giá trị của đồng bạc xanh đang tăng mạnh, tăng hơn 7% so với rổ các loại tiền tệ khác - như đồng Euro, bảng Anh và đồng Franc Thụy Sĩ - kể từ khi chạm mức thấp nhất năm 2020 vào ngày 9/3.
Nhưng nhu cầu mạnh mẽ về đồng USD từ các quốc gia khác trên thế giới đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản - về cơ bản là sự thiếu hụt đô la Mỹ. Có những lo ngại cho rằng điều này có thể tàn phá thêm thị trường tài chính toàn cầu. Chỉ số Đô la Mỹ hồi 6 giờ 15 phút (VN) đang treo ở mức cao 103,188.
Mọi con mắt trong tuần tới chuyển sang các biện pháp tài khóa nhiều hơn, đặc biệt là khi Quốc hội tranh luận về kiểm tra kích thích kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh bộ trưởng ngoại giao G-7 cũng sẽ được chú ý vì có lẽ cam kết phối hợp nhiều hơn. Các thước đo sơ bộ về hoạt động kinh doanh của Mỹ cho tháng 3 sẽ cho thấy một ý tưởng về mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Cuộc họp của FED được dự đoán sẽ cắt giảm lãi suất về 0 và đưa ra chính sách nới lỏng định lượng. Trước đó, FED đã tung ra gói hỗ trợ thứ 2 trước những tác động rõ rệt của dịch Covid-19 vào nền kinh tế. Gói hỗ trợ bao gồm, giảm 1% điểm lãi suất, xuống mức 0-0,25%, thấp nhất kể từ năm 2015 và gói nới lỏng định lượng (QE) với việc cam kết mua vào 700 tỷ USD trái phiếu chính phủ.
Các quyết định nới lỏng năm trước của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khiến NHNN cắt giảm lãi suất vào tháng 9 năm 2019.
Thị trường đang đón đợi các động thái nới lỏng tiền tệ tiếp theo trong vài ngày tới, giữa lúc Thượng viện Mỹ đang xem xét gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD, trong đó có các khoản hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Nhiều nước khác cũng đã đưa ra các biện pháp để ngăn chặn các thiệt hại kinh tế hơn nữa, trong khi Ngân hàng trung ương Anh đã quyết định hạ lãi suất.
Không rõ liệu cổ phiếu đã tìm thấy đáy với tình hình COVID-19 lan nhanh hơn bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ. Số liệu về thất nghiệp ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2012.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ