Moody's: Hạ bậc tín nhiệm ngân hàng, trái phiếu quốc tế chịu ảnh hưởng
Vừa qua, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa thông báo về việc đưa 17 ngân hàng Việt Nam vào diện xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm trong kỳ sắp tới.
Về nguyên nhân, Moody's cho rằng Việt Nam có những thiếu sót về thể chế, thể hiện qua việc hoãn thanh toán một khoản nợ. Moody's cho rằng khả năng thanh toán nợ của Việt Nam không còn phù hợp với xếp hàng Ba3 như hiện tại.
Mặc dù phía Moody’s khẳng định rằng động thái này với các nhà băng không nhằm phản ánh sức khỏe tài chính của các ngân hàng này yếu đi. Nó hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ quyết định của Moody’s với tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.
Vừa qua, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa thông báo về việc đưa 17 ngân hàng Việt Nam vào diện xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm trong kỳ sắp tới. |
Hoàn toàn do trần xếp hạng của các doanh nghiệp thường không vượt quá trần xếp hạng của quốc gia nên 17 ngân hàng của Việt Nam sẽ bị xem xét hạ tín nhiệm.
Tuy nhiên, mặc dù vậy, khi Moody’s "xuống tay" hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam, kéo theo là xếp hạng tín dụng 17 ngân hàng tụt giảm, thì điều đó có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với việc phát hành trái phiếu của các nhóm doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ Việt Nam.
Cụ thể, theo Vneconomy, BSC đánh giá "Việc điểm tín dụng bị suy giảm sẽ khiến mức lãi suất của các nhóm trái phiếu hay các khoản CDS (hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng) tăng mạnh lại do nhà đầu tư ngoài nước sẽ đòi hỏi mức lãi suất cao hơn với các khoản nợ vay rủi ro.
Điều này có thể sẽ gây tác động tiêu cực với các nhóm doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ đã và đang phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư ngoài nước. Đặc biệt là trong công đoạn quản lý dòng tiền của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các dự án trọng điểm.
Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đây là một thông tin đáng tiếc khi các chỉ báo riêng đo lường chất lượng tín dụng của các cổ phiếu ngân hàng trong danh mục theo dõi của VCSC đã ghi nhận sự cải thiện ổn định trong 2 năm qua.
Ngoài ra, nếu việc điều chỉnh bậc tín nhiệm chính thức diễn ra, diễn biến này sẽ không phản ánh hợp lý các tiến bộ mà các ngân hàng đã thực hiện được.
"Hạ bậc tín nhiệm các ngân hàng là vấn đề nghiêm trọng"
Đánh giá việc Moody's hạ bậc tín nhiệm 17 ngân hàng Việt Nam, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, hạ bậc tín nhiệm các ngân hàng là vấn đề nghiêm trọng hơn hạ bậc trong kỳ vọng.
Theo ghi nhận từ Tintucvietnam, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng hạ bậc tín nhiệm các ngân hàng là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín ngân hàng Việt Nam trong mắt nhà đầu tư ngoại.
TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế. |
“Thực ra tất cả thành phần kinh tế, ngân hàng không thể cao hơn bậc tín nhiệm quốc gia, trong khi bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức thấp ở mức không đầu tư, không khuyến khích đầu tư.
Với điểm tín nhiệm quốc gia mức thấp, thì các ngân hàng khó mà tín nhiệm cao, vì thế việc có 17 ngân hàng có nguy cơ bị hạ bậc tín nhiệm (tức một nửa số ngân hàng TMCP hiện nay bị giảm điểm) là không tích cực”, TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá.
Đánh giá những thông tin trên là không tích cực tuy nhiên TS. Hiếu cho rằng, việc hạ tín nhiệm các ngân hàng chỉ có tác động đối với nhà đầu tư ngoại.
“Đối thành phần kinh tế trong nước tôi cho không ảnh hưởng vì người dân, các doanh nghiệp không quan tâm xếp hạng tín nhiệm, họ cũng không hiểu cách xếp hạng. Tóm lại tác động thị trường nội địa không nhiều.
Tuy nhiên nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư lĩnh vực tài chính, thông thường trước khi họ đầu tư bao giờ cũng xem xét bậc tín nhiệm, do đó khi bậc tín nhiệm giảm đồng nghĩa niềm tin nhà đầu tư với ngân hàng giảm đi nhiều”, TS. Hiếu nói
Ông Hiếu cũng cho biết thêm, việc Moody's xếp hạng tăng hay giảm tín nhiệm các ngân hàng dựa yếu tố kinh tế vĩ mô như GDP, chỉ tiêu lạm phát… Ngoài ra Moody’s còn dựa vào tăng trưởng các ngân hàng, tăng trưởng tổng tài sản, chất lượng tài sản, nợ xấu, cạnh tranh ngành ngân hàng…
Theo ghi nhận từ Zing, ông Hiếu cũng phân tích, các nhà đầu tư nước ngoài luôn nhìn vào điểm tín nhiệm để định giá đầu tư. Đặc biệt, khi phát hành chứng khoán, trái phiếu trên thị trường quốc tế, các ngân hàng sẽ phải chịu lãi suất cao hơn, cùng mức định giá thấp hơn khi tín nhiệm bị hạ xuống.
Ông Hiếu cũng cho biết quốc gia được Moody’s xếp hạng tín nhiệm có quyền lên tiếng đồng thuận hay phản đối với các quyết định của tổ chức này nhưng quyết định cuối cùng vẫn là tổ chức xếp hạng. Trước khi đưa ra những chấm điểm, các tổ chức này đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, việc quốc gia, tổ chức nên làm là cải thiện những chỉ số tài chính hiệu quả để đáp ứng các chỉ số cao hơn trong bảng xếp hạng tín nhiệm.
17 ngân hàng chịu ảnh hưởng từ việc hạ bậc tín nhiệm của Moody's: 1. Ngân hàng An Bình (ABB) 2. Ngân hàng Á Châu (ACB) 3. Ngân hàng Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank) 4. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 6. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Lien Viet) 7. Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) 8. Ngân hàng Phương Đông (OCB) 9. Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 10. Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) 11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) 12. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) 13. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) 14. Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) 15. Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank) 16. Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 17. Ngân hàng Quân đội (MB) |