Hà Nội, Thứ Tư Ngày 24/04/2024

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 các công ty tài chính lên kế hoạch như thế nào?

DTVN 15:44 25/06/2020

Nhìn chung, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, các công ty tài chính đang chủ động siết chặt hoạt động, củng cố lại mô hình cho vay, kiểm soát nợ xấu

HD Saison lên lộ trình IPO

HD Saison - một trong những ông lớn về tài chính tiêu dùng cũng đang lên kế hoạch IPO.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 HDBank sáng 13/6, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết ngân hàng đang đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi Công ty Tài chính TNHH HD Saison sang mô hình cổ phần và có thể tiến tới IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) công ty tài chính tiêu dùng này.

HD Saison hiện có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Trong đó, HDBank nắm 50% vốn điều lệ, đối tác Credit Saison của Nhật Bản sở hữu 49% và Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) giữ 1%.

Tính đến ngày 31/12/2019, danh mục cho vay của HD Saison bao gồm 42% cho vay xe máy; 25% cho vay thiết bị gia dụng; 33% cho vay tiền mặt và 0,002% cho vay các sản phẩm mới khác như vay trực tuyến mua vé máy bay Vietjet Air.

Đối với các khoản vay bằng tiền mặt, không giống như hầu hết các công ty tài chính tiêu dùng khác trên thị trường, HD Saison cho biết công ty tuân theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý rủi ro. Cụ thể, HD Saison chỉ cho vay tiền mặt đối với khách hàng hiện tại có hồ sơ tín dụng đã được chứng minh có lịch sử trả nợ tốt.

Fe Credit sẽ tiếp tục kế hoạch IPO

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, Tổng Giám đốc VPBank - ông Nguyễn Đức Vinh cho biết, mọi năm, công ty tài chính Fe Credit đóng góp khoảng 44% vào lợi nhuận hợp nhất nhưng năm nay có thể thấp hơn.

Ông Vinh cũng cho biết, Fe Credit trong thời gian qua đã siết chặt hoạt động hơn rất nhiều, chẳng hạn tạm thời dừng tăng trưởng, tập trung vào nhóm khách hàng ít rủi ro hơn, tăng bán chéo, tìm cách kiểm soát rủi ro. Đến thời điểm cuối tháng 5, Fe Credit mới chỉ tăng trưởng tín dụng hơn 1% và cũng xác định sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ trong tháng 6 với mức tăng trưởng chỉ khoảng 1-2%.

Trước đó, một báo cáo của quỹ Vincapital tiết lộ thông tin cho hay FE Credit có khả năng sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trong năm nay và đây sẽ là chất xúc tác chính cho giá cổ phiếu VPB của VPBank trên thị trường.

Việc chuyển đổi thành công ty cổ phần, vì vậy, là một bước đi cần thiết về mặt pháp lý để công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng của VPBank có thể tiến hành IPO.

Theo dữ liệu của VietTimes, việc FE Credit liên tục báo lãi trong các năm gần đây đã giúp quy mô vốn điều lệ của công ty này tăng mạnh từ mức hơn 8.435,8 tỷ đồng năm 2017 lên mức 12.519,6 tỷ đồng vào cuối năm 2019.

Quy mô vốn điều lệ tăng mạnh, song, lợi nhuận sau thuế của FE Credit trong 3 năm vừa qua lại có dấu hiệu chững lại. Số liệu từ báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 cho thấy, lợi nhuận sau thuế của FE Credit đạt 3.590,3 tỷ đồng, chỉ nhỉnh hơn năm 2017 và 2018 lần lượt 6,9% và 8,9%.

Hệ quả là, chỉ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của FE Credit năm 2019 giảm xuống chỉ còn 28,68% so với con số 49,71% hồi năm 2017.

Dù vậy, FE Credit vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngân hàng mẹ VPBank khi đóng góp đến hơn nửa trong kết quả kinh doanh hợp nhất của nhà băng này.

Mặt khác, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2019 của FE Credit đạt 4,84 lần. Do đó, theo tính toán của VietTimes, quy mô tổng nguồn vốn của FE Credit tới cuối năm 2019 đạt hơn 73.114 tỷ đồng.

Kế hoạch IPO của Fe Credit cũng được giới đầu tư quan tâm. Theo ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank, thời gian qua đã đàm phán với nhiều nhà đầu tư về việc bán một phần vốn Fe Credit, và cũng đã có kết quả tích cực. Thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên quá trình đàm phán tạm thời bị gián đoạn song HĐQT tin rằng quá trình này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới và sẽ đạt mục tiêu vì Fe Credit rất hấp dẫn trong ngành tài chính tiêu dùng.

Về việc khi bán vốn thì tỷ lệ sẽ khoảng bao nhiêu, theo chủ tịch VPBank, đây là công ty tài chính - khác với các ngân hàng - nên có thể kêu gọi bán vốn tới 49%. Việc bán vốn nếu tỷ lệ cao như vậy sẽ giúp ngân hàng nhận được sự hợp tác về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản trị điều hành... để cùng kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn, lại có nguồn vốn lớn để tăng quy mô, đẩy mạnh cho vay bán lẻ và SME - những mảng lõi của ngân hàng mẹ

HD Saison lên lộ trình IPO

Tương tự Fe Credit, HD Saison - một trong những ông lớn về tài chính tiêu dùng cũng đang lên kế hoạch IPO.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 HDBank sáng 13/6, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết ngân hàng đang đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi Công ty Tài chính TNHH HD Saison sang mô hình cổ phần và có thể tiến tới IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) công ty tài chính tiêu dùng này.

HD Saison hiện có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Trong đó, HDBank nắm 50% vốn điều lệ, đối tác Credit Saison của Nhật Bản sở hữu 49% và Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) giữ 1%.

Tính đến ngày 31/12/2019, danh mục cho vay của HD Saison bao gồm 42% cho vay xe máy; 25% cho vay thiết bị gia dụng; 33% cho vay tiền mặt và 0,002% cho vay các sản phẩm mới khác như vay trực tuyến mua vé máy bay Vietjet Air.

Đối với các khoản vay bằng tiền mặt, không giống như hầu hết các công ty tài chính tiêu dùng khác trên thị trường, HD Saison cho biết công ty tuân theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý rủi ro. Cụ thể, HD Saison chỉ cho vay tiền mặt đối với khách hàng hiện tại có hồ sơ tín dụng đã được chứng minh có lịch sử trả nợ tốt.

MCredit củng cố lại mô hình cho vay

Bà Vũ Thị Hải Phượng, phó chủ tịch HĐQT MBBank kiêm chủ tịch MCredit cho biết, công ty tài chính MCredit trong thời gian qua phát triển theo hướng gia tăng thị phần nên có phần "nóng". Do đó, HĐQT đã yêu cầu tái cơ cấu toàn diện để đưa MCredit lên tầm cao mới, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Công ty cũng xây dựng hệ thống định hình mô hình tài chính tiêu dùng nhân văn.

Về nợ xấu, lãnh đạo MCredit cho biết công ty tài chính có đặc thù là kinh doanh tín chấp, nên việc thu hồi nợ và có nợ xấu là hiện hữu. Trong năm nay công ty tài chính đang giảm dần tỷ trọng cho vay tiền mặt nên rủi ro sẽ giảm xuống. Ngân hàng cũng củng cố lại mô hình cho vay trả góp, đưa tỷ trọng cho vay trả góp lên 40 - 45%.

Năm nay, MCredit cũng sẽ kiện toàn lại toàn bộ hoạt động, tăng cường vai trò của các uỷ ban, tăng cường các quy chế để quản trị tốt hơn, ưu tiên xây dựng hệ thống hiện đại để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty. Ngoài ra, MCredit đang thực hiện cơ cấu lại nhân sự, cắt giảm trên 500 người...Tất cả các yếu tố này sẽ giúp tiết giảm chi phí, tăng cao hiệu quả hoạt động.

6 tháng đầu năm, ước tính nợ xấu của MCredit kiểm soát dưới 6%, tỷ lệ trôi nợ (đặc thù của công ty tài chính) là dưới 4%, và lợi nhuận khoảng 120 tỷ

Thanh Nga(TH)/ Sở hữu trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/truoc-anh-huong-cua-dich-covid-19-cac-cong-ty-tai-chinh-len-ke-hoach-nhu-the-nao-d78265.html

Bạn đang đọc bài viết Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 các công ty tài chính lên kế hoạch như thế nào? tại chuyên mục Tài chính - Ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tài chính - Ngân hàng