Hà Nội, Thứ Năm Ngày 18/04/2024

Quý I/2022: OCB, TPBank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất nhì ngành

SỞ HỮU TRÍ TUỆ 13:55 09/05/2022

Kết thúc quý 1/2022, ngân hàng OCB, TPBank, Vietcombank ghi nhận tốc độ tăng nợ xấu cao nhất ngành.

Thống kê từ báo cáo tài chính quý 1/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu các nhà băng tăng 11% so với hồi đầu năm, ghi nhận hơn 109.000 tỷ đồng.

Trong đó, ngân hàng OCB có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất, với 70% so với đầu năm.

Cụ thể, tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu tại OCB ghi nhận hơn 2.293 tỷ đồng, tăng thêm 943 tỷ đồng, tương đương tăng 70% so với đầu năm. Trong cơ cấu các nhóm nợ, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tại OCB tăng mạnh nhất 140% lên hơn 698 tỷ đồng. Tiếp đến là nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 79% lên hơn 583 tỷ đồng, còn nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng tới 38% ghi nhận hơn 1.011 tỷ đồng.

Do đó, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ 1,32% lên 2,17%.

Cơ cấu các nhóm nợ tại OCB (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)
Cơ cấu các nhóm nợ tại OCB (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)

Đáng nói, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2 - với khoản vay quá hạn 10-90 ngày) tại OCB trong 3 tháng đầu năm tăng thêm 2.265 tỷ đồng, lên mức gần 4.602 tỷ đồng, tương đương tăng 97% so với đầu năm.

Nợ nhóm 2 dù chưa bị xếp vào nhóm nợ xấu nhưng tình trạng dư nợ khoản vay quá hạn nhảy vọt bất thường cho thấy nhiều người đi vay không có khả năng trả nợ đúng hạn tại OCB đang tăng nhanh.

Có tốc độ tăng nợ xấu cao thứ hai là ngân hàng TPBank. Tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu tại TPBank tăng tới 48% lên 1.714 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 4 tăng mạnh nhất tới 80% lên hơn 629 tỷ đồng, tiếp đến là nợ nhóm 5 tăng 50% hơn 447 tỷ đồng và nợ nhóm 3 cũng tăng 25% lên gần 638 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu tại TPBank tăng từ 0,82% hồi đầu năm lên 1,14%.

Cơ cấu các nhóm nợ tại TPBank. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)
Cơ cấu các nhóm nợ tại TPBank. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)

Ngoài OCB và TPBank, nợ xấu tại Vietcombank cũng tăng tới 37%, ghi nhận 8.372 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 95% ghi nhận hơn 1.459 tỷ đồng, nợ nhóm 4 cũng tăng tới 75% lên gần 1.693 tỷ đồng và nợ nhóm 5 tăng 18% ghi nhận hơn 5.220 tỷ đồng. Do đó, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,64% đầu năm lên 0,81%.

Ngoài ra, nợ nhóm 2 tại Vietcombank cũng tăng 29% lên hơn 4.529 tỷ đồng.

Cơ cấu các nhóm nợ tại Vietcombank (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022).
Cơ cấu các nhóm nợ tại Vietcombank (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022).

Xét về số dư tuyệt đối, VPBank (18.094 tỷ đồng), VietinBank (15.322 tỷ đồng) và BIDV (13.720 tỷ đồng) là ba ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất trong quý 1/2022.

Quý I/2022: OCB, TPBank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất nhì ngành - Ảnh 1

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây của Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, dư nợ tái cơ cấu khoản vay tái cơ cấu đã đạt đến đỉnh điểm. Nợ xấu mới hình thành có thể sẽ không tăng nhiều, nhưng nợ xấu trên sổ sách có thể sẽ tăng do việc ghi nhận nợ xấu từ khoản cho vay tái cơ cấu khi thông tư 14 hết hiệu lực.

Các ngân hàng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp có thể sẽ phải tăng dự phòng trong thời gian tới, trong khi các ngân hàng chất lượng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ không gặp áp lực dự phòng.

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/quy-i-2022-ocb-tpbank-co-toc-do-tang-no-xau-cao-nhat-nhi-nganh-d77736.html

Bạn đang đọc bài viết Quý I/2022: OCB, TPBank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất nhì ngành tại chuyên mục Tài chính - Ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tài chính - Ngân hàng