Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Theo đó, một số thay đổi về quy định sử dụng ví điện tử sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 07/01/2020.
Mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân tại một tổ chức cung ứng DV ví điện tử tối đa: 100 triệu đồng/tháng
Thông tư 23/2019/TT-NHNN là thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo đó, NHNN quy định tổng hạn mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân của một khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/tháng. Đối với tổ chức, NHNN không quy định hạn mức giao dịch ví điện tử.
NHNN quy định tổng hạn mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân của một khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/tháng. |
Nếu so với những quy định tại dự thảo Thông tư này thì đã có sự nới lỏng rất nhiều. Bởi trước đó, dự thảo Thông tư đề xuất hạn mức giao dịch ví điện tử đối với cá nhân là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng; của tổ chức là 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng.
Từ nhiều năm nay, Chính phủ đã có chủ trương nhất quán là thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Chủ trương đúng đắn này nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế khi giao dịch thanh toán được thực hiện mà không dùng tiền mặt, trong khi vẫn phải bảo đảm an ninh, an toàn và phòng chống rửa tiền.
Theo NHNN, việc quy định hạn mức này chính là để phù hợp với mục đích sử dụng dịch vụ ví điện tử là phục vụ thanh toán các giao dịch nhỏ, lẻ, giảm thiểu rủi ro về lợi dụng để rửa tiền, thực hiện các hoạt động bất hợp pháp.
Nhưng nhiều chuyên gia, DN đã bày tỏ ý kiến không đồng tình, bởi điều này sẽ hạn chế quyền tự do kinh doanh của DN và không phù hợp với nhu cầu sử dụng ví điện tử của khách hàng, đặc biệt là hạn mức theo ngày.
Nới lỏng nhưng vẫn tồn tại bất lợi cho người dùng?
Hạn chế đầu tiên là hạn mức giao dịch. Theo lý giải của Ngân hàng Nhà nước, quy định này là giảm thiểu rủi ro về lợi dụng để rửa tiền, thực hiện các hoạt động bất hợp pháp, song trên thực tế điều này có thể gây cản trở tương đối lớn cho người sử dụng ví điện tử.
Với xu hướng thanh toán trực tuyến hiện nay, giá trị nhiều mặt hàng trên các trang thương mại điện tử như TV, iPhone, tủ lạnh, máy điều hòa, v.v. cũng như các giao dịch trực tuyến khác như mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, tour du lịch, đã có giá trị tới hàng chục triệu đồng.
Các hạn mức đưa ra hiện nay sẽ khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc sử dụng ví điện tử để thanh toán các giao dịch thương mại điện tử với giá trị tương đối lớn. |
Các hạn mức đưa ra hiện nay sẽ khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc sử dụng ví điện tử để thanh toán các giao dịch thương mại điện tử với giá trị tương đối lớn nói trên. Hạn mức 100 triệu đồng/tháng như quy định cũng gây ra những hạn chế và phiền toái không đáng có cho người sử dụng của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến này.
Áp dụng hạn mức 100 triệu đồng/tháng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng mà điều này còn cản trở việc doanh nghiệp ví điện tử cung cấp, mở rộng dịch vụ cho khách hàng.
Theo NHNN, việc quy định hạn mức để "phù hợp với mục đích sử dụng dịch vụ ví điện tử là phục vụ thanh toán các giao dịch nhỏ, lẻ, giảm thiểu rủi ro về lợi dụng để rửa tiền, thực hiện các hoạt động bất hợp pháp". Tuy nhiên, hiện nay không có quy định hay chính sách nào của Chính phủ giới hạn Ví điện tử chỉ phục vụ thanh toán các giao dịch nhỏ, lẻ. Hơn nữa giải trình như vậy cũng không rõ vì sao lại khoác chiếc mũ “phục vụ thanh toán các giao dịch nhỏ, lẻ” cho ví điện tử?
Có thể thấy ngay rằng quy định về hạn mức giao dịch ví điện tử đã hạn chế khả năng chi tiêu chính đáng và hợp pháp của người dân. Do đó, để phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, những quy định đưa ra phải phù hợp với thực tế, vừa thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước nhưng cũng phải tạo điều kiện cho mọi hoạt động của nền kinh tế được phát triển theo đúng xu hướng.
Vì vậy, những hoạt động tham vấn, lấy ý kiến trước khi ban hành quy định mới luôn cần thiết, các cơ quan soạn thảo luật phải có trách nhiệm, lắng nghe các ý kiến để có những thay đổi hợp lý.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ