Hà Nội, Thứ Năm Ngày 25/04/2024

Eximbank: 2 đại hội thất bại trong cùng một ngày - Cái kết được báo trước

Mai Hương(T/H) 09:54 02/07/2020

Việc tổ chức đại hội cổ đông thường niên và bất thường của Eximbank không thành công là cái kết đã được dự báo trước.

Eximbank: 2 đại hội thất bại cùng một ngày

Vào sáng ngày 30/6, Ngân hàng Eximbank đã tổ chức ĐHCĐ năm 2020. Tuy nhiên, đại hội này cũng diễn ra bất thành. Ngay sau đó, Ngân hàng Eximbank đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường 2019 ngay trong chiều cùng ngày.

Đại hội bất thường này được tổ chức nhằm thông qua một số vấn đề của năm tài chính 2019 bị trì hoãn theo thư kiến nghị của cổ đông SMBC. Tuy nhiên, đại hội bất thường này cũng không thể diễn ra.

Quang cảnh ĐHĐCĐ bất thường 2019 của EIB chiều ngày 30/06.

Ông Trần Ngọc Dũng, Trưởng Ban kiểm soát Eximbank cho biết, ĐHCĐ bất thường của Eximbank tổ chức vào chiều 30/6 có số cổ đông tham dự chỉ là 129 cổ đông với hơn 638 triệu cổ phần, đạt tỉ lệ 51,92%.

Theo ông Dũng, căn cứ vào quy định pháp luật và Điều lệ Eximbank về điều kiện tiến hành ĐHCĐ, tổng số cổ đông đại diện tham dự thấp hơn 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì không đủ điều kiện để tiến hành đại hội. Theo đó, căn cứ quy định pháp luật và Điều lệ Eximbank thì không đủ điều kiện để tiến hành đại hội.

ĐHĐCĐ thường niên Eximbank năm 2020 sẽ được triệu tập lần thứ 2 theo quy định của luật Doanh nghiệp và Điều lệ Eximbank. HĐQT Eximbank sẽ thông báo thời gian và địa điểm cụ thể theo trình tự thủ tục triệu tập được pháp luật quy định”, thông cáo báo chí của Eximbank nêu rõ.

Nhiều cổ đông nước ngoài đến tham dự đại hội cũng ngậm ngùi ra về. Ảnh: Dân Trí.

Một số cổ đông đến tham dự đại hội chia sẻ, họ rất thất vọng khi đại hội cổ đông thường niên và đại hội bất thường của Eximbank đều diễn ra không thành công.

Chúng tôi cần có một HĐQT và một vị Chủ tịch HĐQT có năng lực và làm tất cả vì Eximbank. Ngoài ra, HĐQT cũng cần phải xử lý kiên quyết các dấu hiệu vi phạm đã xảy ra tại Eximbank”, một cổ đông nói.

Cũng theo cổ đông nói trên, các cổ đông đều rất mong muốn HĐQT cần phải tôn trọng quyền và lợi ích của cổ đông hơn nữa thay vì chỉ “xăm xăm” vào lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Việc này chỉ khiến Eximbank “sa lầy” hơn.

Cái kết đã được báo trước từ nội bộ mâu thuẫn

Mặc dù vậy, việc tổ chức đại hội cổ đông thường niên và bất thường của Eximbank không thành công là cái kết đã được dự báo trước.

Theo thư kiến nghị của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) nắm 15% vốn tại Eximbank, SMBC đã nhiều lần đề xuất tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để bàn về một số vấn đề của Ngân hàng nhưng chưa được giải quyết.

Ngày 26/08/2019, SMBC đã có văn bản yêu cầu Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để xem xét cắt giảm quy mô HĐQT và việc từ chức của ông Yasuhiro Saitoh khỏi vị trí Thành viên HĐQT Eximbank cùng tất cả các vị trí thuộc các Ủy ban của HĐQT.

SMBC đề nghị giảm số lượng thành viên HĐQT từ 11 người xuống còn 7 người và ông Yasuhiro Saitoh cũng sẽ từ chức khỏi các vị trí thành viên HĐQT của Eximbank cùng tất cả các vị trí thuộc các ủy ban HĐQT. Theo SMBC, với cơ cấu như vậy thực tế cho thấy liên tục có mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên HĐQT. Các thành viên không thể hợp tác tốt với nhau vì hoạt động kinh doanh của Eximbank.

SMBC cũng nêu rõ với vai trò là cổ đông sở hữu trên 10% vốn cổ phần của ngân hàng, SMBC hoàn toàn có quyền được triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong văn bản gửi Eximbank.

Ngày 18/09/2019, nhóm cổ đông VOF Investment Limited, Mr Exim Investments Limited và Education Management Holidings Limites cũng đã gửi văn bản yêu cầu Eximbank không tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường trong năm 2019, mà tập trung chuẩn bị tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 trong thời gian sớm nhất có thể để tái cơ cấu HĐQT.

Tiếp tục đến ngày 19/09/2019, nhóm cổ đông nắm giữ nắm giữ 10.36% cổ phần phổ thông của Eximbank gồm bà Ngô Thu Thúy, ông Trần Công Cận và cổ đông Lafelle Limited gửi văn bản yêu cầu Eximbank suy xét cẩn trọng việc nên hay không tổ chức ĐHĐCĐ bất thường trong thời điểm các cổ đông chưa tìm được tiếng nói chung.

Sau đó, ngày 25/09/2019, Eximbank đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc không tổ chức ĐHĐCĐ bất thường 2019 mà tập trung cho công tác tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020.

Tuy nhiên, đến ngày 28/04/2020, nhóm cổ đông SMBC tiếp tục gửi kiến nghị thư yêu cầu Eximbank phải tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua các vấn đề đã được nêu tại thư ngày 26/08/2019 chứ không thể được quyết định thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Theo thư kiến nghị của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) nắm 15% vốn tại Eximbank, SMBC đã nhiều lần đề xuất tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để bàn về một số vấn đề của Ngân hàng nhưng chưa được giải quyết.

Ngày 26/08/2019, SMBC đã có văn bản yêu cầu Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để xem xét cắt giảm quy mô HĐQT và việc từ chức của ông Yasuhiro Saitoh khỏi vị trí Thành viên HĐQT Eximbank cùng tất cả các vị trí thuộc các Ủy ban của HĐQT.

Cụ thể, SMBC đề nghị giảm số lượng thành viên HĐQT từ 11 người xuống còn 7 người và ông Yasuhiro Saitoh cũng sẽ từ chức khỏi các vị trí thành viên HĐQT của Eximbank cùng tất cả các vị trí thuộc các ủy ban HĐQT.

Theo SMBC, HĐQT của Eximbank hiện có 10 thành viên gồm cả ông Yasuhiro Saitoh. Với cơ cấu như vậy thực tế cho thấy liên tục có mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên HĐQT. Các thành viên không thể hợp tác tốt với nhau vì hoạt động kinh doanh của Eximbank.

SMBC khẳng định, kể từ ngày 18/5/2019, ông Yasuhiro Saitoh không phải là một viên chức, nhân viên, người được ủy quyền hay đại diện của SMBC với tư cách là thành viên HĐQT hoặc một chức vụ nào khác tại Eximbank. Như vậy, ông Yasuhiro Saitoh không còn là người đại diện của cổ đông chiến lược SMBC.

Để tránh hiểu nhầm, ông Yasuhiro Saitoh không phải là đại diện hoặc người được ủy nhiệm và không được trao quyền hành động thay mặt cho SMBC. Xuất phát từ bản chất mối quan hệ pháp lý giữa SMBC và ông Yasuhiro Saitoh, trong bất kỳ trường hợp nào, SMBC không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của ông Yasuhiro Saitoh với tư cách là thành viên của HĐQT hay bất kỳ chức vụ nào mà ông Yasuhiro Saitoh nắm giữ tại Eximbank”, SMBC nêu rõ trong văn bản.

Do đó, SMBC yêu cầu cần để các cổ đông xem xét lại liệu cơ cấu HĐQT hiện tại của Ngân hàng có tạo ra được kết quả kinh doanh đáp ứng được kỳ vọng hay không, còn thích hợp hay không hay việc cắt giảm xuống 7 thành viên sẽ mang lại lợi ích tốt hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động.

SMBC cũng nêu rõ với vai trò là cổ đông sở hữu trên 10% vốn cổ phần của ngân hàng, SMBC hoàn toàn có quyền được triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong văn bản gửi cho Eximbank.

Ngày 18/09/2019, nhóm cổ đông VOF Investment Limited, Mr Exim Investments Limited và Education Management Holidings Limites cũng đã gửi văn bản yêu cầu Eximbank không tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường trong năm 2019, mà tập trung chuẩn bị tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 trong thời gian sớm nhất có thể để tái cơ cấu HĐQT.

Tiếp tục đến ngày 19/09/2019, nhóm cổ đông nắm giữ nắm giữ 10.36% cổ phần phổ thông của Eximbank gồm bà Ngô Thu Thúy, ông Trần Công Cận và cổ đông Lafelle Limited gửi văn bản yêu cầu Eximbank suy xét cẩn trọng việc nên hay không tổ chức ĐHĐCĐ bất thường trong thời điểm các cổ đông chưa tìm được tiếng nói chung.

Sau đó, ngày 25/09/2019, Eximbank đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc không tổ chức ĐHĐCĐ bất thường 2019 mà tập trung cho công tác tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020.

Tuy nhiên, đến ngày 28/04/2020, nhóm cổ đông SMBC tiếp tục gửi kiến nghị thư yêu cầu Eximbank phải tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua các vấn đề đã được nêu tại thư ngày 26/08/2019 chứ không thể được quyết định thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Tại kiến nghị thư này, phía SMBC cho biết việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường mà SMBC yêu cầu thuộc vể năm tài chính 2019 nhưng chưa được giải quyết và bị trì hoãn trong thời gian dài. Do đó, việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường để giải quyết các vấn đề này là nhu cầu cấp thiết nhằm giải quyết xong vấn đề của năm tài chính 2019 trước khi chuyển qua xem xét vấn đề năm tài chính 2020 và nhiệm kỳ 2020-2025 là điều cần thiết.

Phía SMBC khẳng định với những quy định hiện hành của pháp luật tại Việt Nam và Điều lệ Eximbank, không có trường hợp nào HĐQT Eximbank có quyền từ chối kiến nghị của SMBC và phải đưa nội dung kiến nghị đó vào dự thảo của ĐHĐCĐ thường niên thế nhưng trên thực tế những kiến nghị này chưa từng được đưa vào dự thảo Đại hội thậm chí còn bị từ chối bởi HĐQT.

SMBC cho rằng quyền xem xét bỏ phiếu về các vấn đề mà cổ đông muốn thảo luận trong chương trình họp đã bị vi phạm.

Trước những ý kiến của các nhóm cổ đông, nguyên Chủ tịch HĐQT Eximbank – ông Cao Xuân Ninh đã có văn bản trả lời nhóm SMBC, HĐQT xác nhận SMBC có quyền yêu cầu HĐQT tổ chức ĐHĐCĐ bất thường theo quy định của pháp luật và điều lệ của Eximbank.

HĐQT cũng nhận thức rõ sự cần thiết của việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua các nội dung của kế hoạch hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và các nội dung có liên quan khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ thường niên.

Eximbank giải thích nguyên nhân thực sự dẫn đến việc tổ chức các lần Đại hội không thành công là do các cổ đông chưa tìm được tiếng nói chung. Điều này chưa được giải quyết khiến cho việc tổ chức Đại hội lại một lần nữa làm lãng phí vô ích về thời gian và ngân sách hoạt động của Ngân hàng và tổn hại đến hình ảnh của Ngân hàng trước xã hội, cũng như có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của Ngân hàng.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/eximbank-2-dai-hoi-that-bai-trong-cung-mot-ngay--cai-ket-duoc-bao-truoc-d78566.html

Bạn đang đọc bài viết Eximbank: 2 đại hội thất bại trong cùng một ngày - Cái kết được báo trước tại chuyên mục Tài chính - Ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Tài chính - Ngân hàng