Ngân hàng Nhà nước cho biết, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý có hiệu quả, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được kiểm soát.
Cụ thể, nếu năm 2012, toàn hệ thống có 7 cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau thì đến ngày 31/12/2019, tình trạng này đã được khắc phục hết.
Tình trạng sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp từ 56 cặp sở hữu chéo tính đến tháng 6/2012, thì hiện nay chỉ còn 1 cặp đó là Ngân hàng TMCP Á Châu và Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu. Tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng TMCP Á Châu tại Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,046%.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng về mặt danh nghĩa, tình trạng sở hữu chéo giảm đi nhiều, nhưng gần đây doanh nghiệp bất động sản gia tăng đầu tư cổ phần vào nhà băng. Đồng thời, vị trí chủ chốt ở một số ngân hàng “kết nạp” thêm lãnh đạo của công ty bất động sản.
Điển hình, mới đây bà Trần Thị Thu Hằng, CEO của Sunshine Group, trở thành lãnh đạo trẻ nhất trong ngành ngân hàng với vị trí chủ tịch KienLongBank. Trong vài năm gần đây, một loạt doanh nhân 8x, thậm chí 9x đã tham gia vào bộ máy quản trị các nhà băng.
Bà Trần Thị Thu Hằng sinh năm 1985, tốt nghiệp Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trước đó giữ cương vị Tổng Giám đốc điều hành CTCP Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) và Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư SIPT. Trong hai năm qua, bà Hằng giữ các vị trí quan trọng như Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Sunshine Homes, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư thương mại Sunshine Tech, Giám đốc CTCP Sunshine AM, Giám đốc CTCP Sunshine Sky Villa.
Bầu Thụy là Phó chủ tịch ngân hàng Liên Việt Postbank |
Hay như MSB vừa quyết định bán 7,9 triệu cổ phiếu, tương đương 0,67% vốn điều lệ ngân hàng cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam.
Tương tự, tại một sự kiện hồi tháng 2 vừa qua, ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thaiholdings (hoạt động trong lĩnh vực bất động sản) được giới thiệu là đại diện cổ đông lớn của LienVietPostBank.
Cựu CEO của Sunshine bất ngờ làm Chủ tịch KienlongBank |
Một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, sở hữu chéo vẫn là vấn đề cần quan tâm bởi quy định hiện hành chưa giám sát hết các mối quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp sân sau của cổ đông lớn.
Điều dễ nhận thấy, các ngân hàng TMCP tư nhân hiện đều có cổ đông lớn là ông chủ, bà chủ của các tập đoàn bất động sản. Mối lợi của các cổ đông này khi nắm giữ cổ phiếu ngân hàng không phải từ việc tăng giá cổ phiếu, hay khoản cổ tức không mấy hấp dẫn của nhà băng. Rất có thể, lợi ích của các ông chủ, bà chủ tập đoàn bất động sản khi trở thành cổ đông lớn của nhà băng là có thể “bẻ lái” tín dụng đến dự án bất động sản sân sau.
Trên thực tế, báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng cũng cho thấy, quan hệ tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giữa ngân hàng với doan nghiệp bất động sản sân sau đều có những liên hệ nhất định.
Để giám sát dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các quan hệ sở hữu chéo, Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đã quy định về giới hạn tín dụng. Theo đó, tổng dư nợ tín dụng với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ của một khách hàng và người liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có (dư nợ này đã bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp phát hành).
Song có thể thấy, quy định trên chưa thể giám sát được hết các quan hệ sở hữu vô cùng phức tạp hiện nay. Lý do là nhiều tập đoàn bất động sản hiện sở hữu hàng trăm công ty con, công ty cháu. Thông qua mạng lưới công ty con, cháu chằng chịt này, một doanh nghiệp rất dễ - vô tình hoặc cố ý vượt hạn mức 15%. Bên cạnh đó, đang xuất hiện các nhóm liên kết mà chủ sở hữu không vi phạm quy định về “người liên quan”, tức ngân hàng có thể cho các nhóm liên kết này vay vượt 25% vốn tự có của mình mà không phạm luật.
Đây cũng là lý do giải thích vì sao, cho dù sở hữu chéo, về mặt danh nghĩa đã giảm đi rất nhiều, song giới chuyên gia vẫn lo ngại về khả năng kiểm soát tín dụng của cổ đông lớn và người liên quan.
Sở hữu chéo là hiện tượng phổ biến của ngân hàng các nước trên thế giới. Mối quan hệ này - với ngân hàng - vừa có ý nghĩa tích cực, vừa mang có mặt tiêu cực, trong đó đáng ngại nhất là nguy cơ phá vỡ các quy định về an toàn quản trị.
Muốn hạn chế được rủi ro, tiêu cực từ việc ông chủ bất động sản gia tăng nắm giữ cổ phiếu ngân hàng, cơ quan quản lý có thể yêu cầu ngân hàng tách bạch quyền sở hữu và quyền quản trị. Đây là giải pháp lâu dài, đòi hỏi phải có thêm hoặc nâng cao các chuẩn mực về quản trị.
TS Cao Sĩ Kiêm lo ngại là khi cổ đông lớn tại các ngân hàng là ông chủ của các tập đoàn bất động sản thì vốn tín dụng rất dễ bị bẻ lái vào những dự án bất động sản của tập đoàn ấy, ngân hàng trở thành sân sau cấp vốn cho các dự án bất động sản của cổ đông lớn.
"Sự tác động của các cổ đông lớn đối với ngân hàng ngày càng tinh vi và phức tạp, do đó đòi hỏi luật lệ của ta phải chặt chẽ hơn, đặc biệt sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát của NHNN cũng phải được nâng lên và thực hiện thường xuyên.
"Điều này rất nguy hại. Đi liền với sở hữu chéo là sự không minh bạch, lợi ích nhóm, ăn cánh với nhau giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp thống nhất với nhau để dùng vốn tín dụng để bảo vệ quyền lợi cho nhau, làm cho số liệu không minh bạch và khiến các cơ quan kiểm soát như NHNN, tòa án, viện kiểm soát rất khó phát hiện", nguyên Thống đốc NHNN cảnh báo.
Mối lợi của các cổ đông này khi nắm giữ cổ phiếu ngân hàng không phải từ việc tăng giá cổ phiếu, hay khoản cổ tức không mấy hấp dẫn của nhà băng. Rất có thể, lợi ích của các ông chủ, bà chủ tập đoàn bất động sản khi trở thành cổ đông lớn của nhà băng là có thể “bẻ lái” tín dụng đến dự án bất động sản sân sau.
Trên thực tế, báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng cũng cho thấy, quan hệ tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giữa ngân hàng với doanh nghiệp bất động sản sân sau đều có những liên hệ nhất định.
Sở hữu chéo là chuyện muôn thuở của các ngân hàng, vì thế không có cách nào khác phải nâng cao chuẩn mực về quản trị, tách bạch quyền sở hữu với quyền quản trị. Phải tiến hành tổng kết thực tiễn để tìm ra những sở hở, lấp nó lại bằng cách bổ sung hoặc ra những quy định mới với phương pháp kiểm soát chặt hơn. Điều này rất quan trọng bởi chính sách dù đúng nhưng thực tiễn luôn có diễn biến mới và cụ thể, phải tổng kết để kịp thời uốn nắn, không được thì phải xử lý ngay", TS Cao Sĩ Kiêm lưu ý.
Trong khi đó, niều năm theo dõi tình trạng sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Tại Việt Nam, sở hữu chéo trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng là rất phức tạp. Trong đó, có tình trạng một người thông qua một đối tác “bù nhìn” để đại diện phần vốn ở ngân hàng mà không bị phát hiện trong thời gian dài. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tình trạng sở hữu chéo có thể nhận thấy được từ báo cáo của các ngân hàng và có các chế tài rất nặng để xử phạt”.
Để giải quyết tình trạng này, theo ông Hiếu, cần truy tận gốc mối quan hệ sở hữu nhằng nhịt giữa các cổ đông, điều này phải bắt đầu từ yêu cầu công khai, minh bạch của các cổ đông, giám sát tính chân thực của việc công khai, minh bạch đó và có chế tài xử lý thật nặng nếu vi phạm.
“Đây là điều phải làm để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, từ đó mới thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ hiện nay”, ông Hiếu nói.
Và thực tế vừa qua diễn biến trên thị trường mua bán cổ phiếu lẫn tín dụng đều cho thấy tất cả các đơn vị ngân hàng nêu trên và các tập đoàn bất động sản có CEO vừa sang nắm giữ vị trí lãnh đạo nhà băng đều có mối quan hệ khăng khít lợi ích với nhau.
Đây có lẽ là điều mà Ngân hàng Nhà nước không thể không lưu tâm trong hoạt động thanh kiểm tra thời gian tới.
Những mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp hoạt động bất động sản và các ngân hàng này sẽ được chúng tôi phân tích rõ ở các bài kế tiếp.