Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 13/09/2024

Masan chi thêm 110 triệu USD thâu tóm Phúc Long

người đưa tin 15:08 10/02/2022

Masan đã chi khoảng 2.500 tỷ đồng để mua thêm 31% cổ phần trong tháng 1/2022 và trở thành công ty mẹ của thương hiệu đồ uống Phúc Long.

Theo thông báo mới đây từ Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), trong tháng 1/2022, Tập đoàn đã tiến hành mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long, nâng tỉ lệ sở hữu lên 51%, qua đó nắm quyền chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh thương hiệu đồ uống này.

Cụ thể, Masan cho biết đã bỏ 110 triệu USD cho 31% cổ phần, tương ứng định giá vốn cổ phần Phúc Long là 355 triệu USD, khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.

Masan lần đầu mua cổ phần Phúc Long vào tháng 5/2021. Khi đó, doanh nghiệp này chi 15 triệu USD, tương đương 340 tỷ đồng để nắm 20% cổ phần Phúc Long. Điều này đồng nghĩa định giá Phúc Long là 75 triệu USD. Tính theo giao dịch mới đây, định giá Phúc Long đã tăng 5 lần sau 8 tháng.

Hồ sơ doanh nghiệp - Masan chi thêm 110 triệu USD thâu tóm Phúc Long

Masan chi thêm 110 triệu USD nhằm thâu tóm Phúc Long.

Ban lãnh đạo Masan cho biết, từ khi nhận khoản đầu tư đầu tiên, Phúc Long cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược "Point-of-Life" của doanh nghiệp này. Thành công trong việc triển khai ki-ốt Phúc Long trong các cửa hàng WinMart giúp Masan tự tin thí điểm mini-mall – mô hình tích hợp WinMart+ (nhu yếu phẩm), Phúc Long (trà và cà phê), dược phẩm, Techcombank (ngân hàng) và điểm giao dịch Reddi (viễn thông di động) tại một địa điểm.

Bên cạnh các cửa hàng đồ uống được hình thành trước đó, sau khi hợp tác với Masan, Phúc Long triển khai mô hình kiosk tại các điểm bán thuộc WCM (cụ thể là các cửa hàng tiện ích WinCommerce). Mô hình này bao gồm chính sách chia sẻ một phần doanh thu của Phúc Long cho Masan.

Masan dự kiến năm nay mở 2.000 cửa hàng mini-mall với quy mô, hình thức khác nhau dựa trên phân tích đặc trưng từng khu vực. Phúc Long sẽ đóng góp khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng doanh thu nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng, ki-ốt trong chuỗi WinMart+ và đa dạng danh mục phẩm.

Ngoài Phúc Long, năm ngoái Masan cũng mua kiểm soát CTCP Mobicast - startup trong lĩnh vực mạng di động ảo đang chìm trong thua lỗ. Masan đã triển khai thí điểm các gói dữ liệu viễn thông mang thương hiệu Reddi tại một số điểm bán thuộc WCM và dự kiến mở rộng toàn quốc trong năm 2022.

Phúc Long được thành lập năm 1968 tại cao nguyên chè Bảo Lộc (Lâm Đồng). Năm 2000, công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Phúc Long chính thức được thành lập. Doanh nghiệp này mở 3 cửa hàng đầu tiên để giới thiệu trà và cà phê pha máy tại Tp.HCM vào những 80 của thế kỷ trước. Năm 2000, công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Phúc Long chính thức được thành lập. Đến năm 2012, Phúc Long mở rộng hoạt động trong ngành đồ uống thông qua việc khai trương cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại TTTM Crescent Mall, quận 7 - đánh dấu việc gia nhập ngành đồ ăn & thức uống (Food & Beverage) với cửa hàng Phúc Long hoạt động theo mô hình tự phục vụ trong không gian hiện đại.

Năm 2015, Phúc Long xây dựng 10 cửa hàng tại Tp.HCM. 3 năm sau, doanh nghiệp xây dựng nhà máy thứ 2 tại Bình Dương, sở hữu hai đồi chè Thái Nguyên và Bảo Lộc. Đồng thời, hơn 40 cửa hàng Phúc Long được xây dựng tại: Tp.HCM, Bình Dương, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội. Năm 2018 cũng là năm có cửa hàng đầu tiên của Phúc Long đặt tại Hà Nội

Link gốc : https://www.nguoiduatin.vn/masan-chi-them-110-trieu-usd-thau-tom-phuc-long-a542498.html

Bạn đang đọc bài viết Masan chi thêm 110 triệu USD thâu tóm Phúc Long tại chuyên mục Chứng khoán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Chứng khoán