Dưới sức ép bất chợt từ áp lực bán ở nhóm Large Cap, chỉ số VN-Index đã chao đảo và nhanh chóng lao dốc, qua đó đưa mức giảm lên gần 6 điểm. Độ rộng thị trường càng ngày càng nghiêng về bên bán với 231 mã tăng và 309 mã giảm điểm.
Độ rộng trong rổ VN30 không mấy thay đổi với 10 mã tăng, 18 mã giảm và 2 mã đứng giá. Tuy nhiên, thứ thay đổi nằm ở mức điều chỉnh khi trong số 18 mã giảm thì có tới 11 mã giảm hơn 1%, với ROS, TCB và VPB là những gương mặt điều chỉnh hơn 2%. Còn xét về độ ảnh hưởng tới VN-Index, nhóm ngân hàng vẫn là tác nhân chính khiến chỉ số sụt giảm mạnh, bởi trong top 4 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index đã có 3 mã thuộc nhóm này là VCB, TCB và VPB.
Nhóm ngân hàng giảm sâu, VN-Index giảm sâu trong phiên đầu tuần - Ảnh minh họa |
Ở chiều ngược lại, 2 mã thuộc nhóm thực phẩm - đồ uống là VNM và cùng với VIC vẫn là những trụ chính của thị trường, song sắc xanh đã có phần thu hẹp xuống dưới 1.5%.
GTN cũng là một mã từ nhóm thực phẩm - đồ uống đáng chú ý trong phiên hôm nay khi gần 2% và đạt thanh khoản đột biến. Tuy nhiên, thanh khoản lớn này lại đến từ động thái bán ròng của khối ngoại khi trong hơn 1.7 triệu cổ phiếu được khớp đã có hơn 1.6 triệu cổ phiếu đến từ lệnh bán của khối này. Theo góc nhìn kỹ thuật, chỉ số tiếp tục thất bại trong việc vượt kháng cự là vùng 20,000-20,900, qua đó khiến khả năng giá tiếp tục đi ngang trong những phiên tới tăng lên.
Nhóm chứng khoán vẫn đỏ lửa trong phiên chiều nay, song điểm khác biệt nằm ở sắc xanh dương ở hai mã SBS và APS. Nhóm đạm cũng có diễn biến tương tự, với điểm sáng nhất nằm ở BFC với mức tăng gần 3%, trong khi hai mã DPM, DCM đều hiện sắc đỏ. Để ý rằng thời điểm “chạy” trở lại của cả 3 mã này đều khá trùng nhau, đồng thời đều tăng sau một đợt giảm dài hạn. Phải chăng một cơn sóng tăng ngắn hạn đang diễn ra ở nhóm đạm?
Diễn biến chỉ số HNX-Index cũng không khá hơn VN-Index là mấy khi tính tới 13h45, chỉ số đã sụt hơn 1 điểm dưới sức ép chính đến từ ACB, trong khi lại thiếu vắng trụ đỡ ở chiều tăng điểm.
Dịch vụ tư vấn hỗ trợ hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.32%. Ngược lại, sản phẩm cao su hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.73%.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu FLC như FLC, HAI, KLF, AMD, ART tiếp tục tăng trần, trong đó FLC dư mua trần (bao gồm ATC) gần 20 triệu cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 5,64 điểm (0,57%) xuống 983,56 điểm; HNX-Index giảm 1,39% xuống 104,01 điểm và chỉ có UPCom-Index tăng 0,19% lên 56,57 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì khá tốt với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt khoảng 3.500 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng gần 50 tỷ trên toàn thị trường, chủ yếu tập trung vào GTN với giá trị 33 tỷ đồng. Dù trên TTCK cơ sở diễn biến không quá tích cực nhưng trên TTCK Phái sinh, cả 4 HĐTL đều đóng cửa với basis dương từ 2,6 đến 7 điểm cho thấy tâm lý giới đầu tư không quá bi quan với thị trường.
Theo Phương Thảo/Tài chính Doanh nghiệp