Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Hai chủ sở hữu ‘khủng’ của Nước sạch Sông Đà bị ảnh hưởng cổ phiếu tụt giảm

DTVN 15:59 17/10/2019

Sau sự cố nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu bẩn, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà và các công ty đang sở hữu cổ phần chính đều tụt giảm.

Cổ phiếu “đỏ sàn”

Trong ngày giao dịch 16/10, cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà (mã VCW) và hai chủ sở hữu là Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (mã cổ phiếu GEX) Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (mã cổ phiếu REE) đã tụt giảm.

Cụ thể, cổ phiếu Nước sạch Sông Đà giảm xuống còn 33.000 đồng/cổ phiếu. Dù nửa đầu năm 2019, Nước sạch Sông Đà đạt doanh thu gần 264 tỉ đồng với lợi nhuận trước thuế hơn 133 tỉ. Tỉ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế trên doanh thu lần lượt là 57% và 50%.

Với nhu cầu dùng nước liên tục tăng, đi cùng với quá trình đô thị hóa và quy mô dân số mở rộng, chỉ sau 6 năm, doanh thu của công ty này tăng 65% với lợi nhuận gấp gần 4 lần. Năm 2018, doanh thu cấp nước của Nước sạch Sông Đà đạt 469 tỉ đồng, tăng 13,3% so với năm trước, với biên lợi nhuận gộp từ hoạt động cấp nước hơn 57%. Lợi nhuận trước thuế duy trì đà tăng gấp 2 doanh thu và đạt hơn 230 tỉ đồng.

Cổ phiếu Nước sạch Sông Đà giảm xuống còn 33.000 đồng/cổ phiếu.

Với tổng tài sản hơn 1.300 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu gần 1.000 tỉ đồng, cổ phiếu Nước sạch Sông Đà thuộc nhóm tăng trưởng đầu thị trường chứng khoán.

Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex) cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 60% cổ phần của Nước sạch Sông Đà cổ phiếu giảm 1,8%. Cổ đông lớn thứ 2 là CTCP Cơ Điện Lạnh (chiếm 35,95%) cổ phiếu giảm gần 2%.

Chủ sở hữu Nước sạch Sông Đà và những khối tài sản “khủng”

Gelex ngoài sở hữu hơn 60% cổ phần của Nước sạch Sông Đà còn đồng thời sở hữu các bất động sản có vị trí vàng như: Tổ hợp khách sạn năm sao Melia Hà Nội và tòa nhà văn phòng HCO; Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê tại số 10 Trần Nguyên Hãn và 27-29 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm; Tòa nhà văn phòng cao cấp GELEX TOWER 52 Lê Đại Hành…

Ngoài các khu “đất vàng” làm khách sạn, văn phòng cho thuê, Gelex lên kế hoạch phát triển mảng bất động sản khu công nghiệp là chủ sở hữu hàng loạt công ty vận tải, cảng biển, bến bãi như: Công ty Cổ phần Cảng miền Nam (giữ 51% cổ phần) Tổng công ty Đường sông miền Nam (giữ hơn 84% cổ phần) Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam (giữ hơn 54% cổ phần)…

Đến giữa năm 2017, vốn điều lệ của Gelex đã lên đến 2.320 tỉ đồng, do GELEX giữ 100% vốn. GELEX mức doanh thu dự kiến đạt trên 1 tỉ USD vào năm 2020.

Chủ sở hữu thứ 2 chiếm số cổ phần 35% của Nước sạch Sông Đà là CTCP Cơ Điện Lạnh - REE. Đây cũng là hàng “khủng” trong lĩnh vực cơ điện.

Thành lập năm 1977, hoạt động kinh doanh của REE bên cạnh mảng dịch vụ xây lắp cơ điện công trình (M&E) cốt lõi, còn có kinh doanh điện gia dụng với thương hiệu Reetech đạt kết quả kinh doanh tốt.

Năm 2018, doanh thu đạt 5.100 tỉ đồng, gần gấp đôi 4 năm trước đó. Xét về lợi nhuận, mỗi năm lợi nhuận của REE tăng trưởng khoảng 1,3%, đạt 1.784 tỉ đồng năm 2018.

Theo Hoài Lam/VOV

Bạn đang đọc bài viết Hai chủ sở hữu ‘khủng’ của Nước sạch Sông Đà bị ảnh hưởng cổ phiếu tụt giảm tại chuyên mục Chứng khoán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Chứng khoán
Từ đầu năm 2019 đến nay, hoạt động “săn” cổ phiếu phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) không còn sôi động như giai đoạn 2016 - 2018. Nhóm cổ phiếu sắp IPO đang được giới đầu tư lựa chọn kỹ lưỡng hơn.