Cổ phiếu TNI lao dốc không ngừng, danh nghiệp 'bốc hơi' hơn 200 tỷ đồng
Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam (có địa chỉ tại tầng 3, tòa nhà FLC Land Mark Tower, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), đại diện pháp luật là ông Nguyễn Hùng Cường, với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Mở đầu phiên giao dịch ngày 20/7, giá cổ phiếu của TNI giao dịch ở mốc 4.200 đồng/cp. Tính rộng ra, cổ phiếu này đã giảm khoảng 65% kể từ đầu tháng 6 từ mức 12.200 đồng/cp. Như vậy, vốn hóa của Tập đoàn này chỉ trong một thời gian ngắn đã bị thổi bay hơn 200 tỷ đồng.
Tính rộng ra, cổ phiếu này đã giảm khoảng 65% kể từ đầu tháng 6 từ mức 12.200 đồng/cp. |
Mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam (mã TNI, sàn HoSE) cho biết doanh thu và lợi nhuận quý I/2020 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu quý I/2020 đạt 333,7 tỷ đồng, giảm 17,33% so với quý I/2019. Lợi nhuận trước thuế đạt 4,2 tỷ đồng, giảm 33,64% so với cùng kỳ. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp lợi nhuận sau thuế của Thành Nam đạt 3,4 tỷ đồng, giảm 33,64%.
Theo doanh nghiệp này, nguyên nhân chính của khoản biến động doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý I/2020 là do nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự bùng phát dịch Covid-19 cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
Tập đoàn Thành Nam cho biết, doanh thu và lợi nhuận quý I/2020 giảm so với cùng kỳ, nhưng vẫn đạt mục tiêu kinh doanh và doanh nghiệp này đã đề ra trước đó.
Trước đó trong cả năm 2019, Thành Nam đạt doanh thu 1.827 tỷ đồng, thấp hơn 1,2% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 17,9 tỷ đồng, cao hơn 1,7% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần năm 2019 là 17,6% và lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu là 3%.
Thành Nam là doanh nghiệp hoạt động trên một số lĩnh vực gồm thép, bất động sản, khách sạn nghỉ dưỡng và nông sản. Riêng ngành thép trong nước tiếp tục đối mặt thách thức do sự ngưng trệ các ngành sản xuất sử dụng thép công nghiệp xây dựng, cơ sở hạ tầng…
Trước bối cảnh trên, Thành Nam cho biết, từ cuối năm 2019, công ty đã nhập số lượng lớn hàng hóa để đảm bảo không bị thiếu nguồn cung, đồng thời giảm mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cho phù hợp.
Cụ thể, doanh thu thuần mục tiêu năm 2020 được đề ra vẫn tăng 5% với giá trị dự kiến đạt 1.918 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế mục tiêu 2020 là 18,7 tỷ đồng, tăng 0,4% so với thực hiện năm 2019. Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu thuần theo kế hoạch năm 2020 là 1%, bằng thực hiện năm 2019 và tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 3,2%, tăng 3% so với năm 2019.
Giá cổ phiếu TNI giảm, còn có nguyên do khác?
Câu chuyện doanh thu và lợi nhuận quý I/2020 của Tập đoàn Thành Nam đều giảm so với cùng kỳ năm trước có thể lý giải phần nào sự suy yếu của cổ phiếu TNI trước tình trạng cổ phiếu này lao dốc liên tục khiến doanh nghiệp bốc hơi hàng trăm tỷ chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh cũng đặt ra câu hỏi tiềm lực thực sự của Tập đoàn này đến đâu? Trong khi đó, lãnh đạo của Tập đoàn này đang có nhiều giao dịch, đầu tư đáng ngờ.
Cụ thể, theo ghi nhận tại báo cáo tài chính năm 2019 của Tập đoàn Thành Nam có ghi nhận những khoản đầu tư sau:
Thứ nhất, là số tiền 175,78 tỷ là khoản tạm ứng cho ông Nguyễn Hùng Cường theo Nghị quyết Hội đồng quản trị số 03122018/NQ-HĐQT-TNI ngày 03/12/2018 của Hội đồng quản trị của Tập đoàn Thành Nam. Theo Nghị Quyết này ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc được HĐQT ủy quyền thực hiện việc thương thảo, ký kết mua các lô đất tại Đà Nẵng.
Như vậy, chỉ trong ngày 03/12/2018, HĐQT Tập đoàn Thành Nam đã ủy quyền cho 2 cá nhân số tiền hơn 200 tỷ đồng đi đầu tư bên ngoài.
Tuy nhiên trước đó, vào tháng 1/2019, Tập đoàn Thành Nam đã có báo cáo quản trị công ty, báo cáo thể hiện không có Nghị quyết nào của HĐQT được thông qua cho tạm ứng vốn được công bố công khai tại biên bản và nghị quyết đã được thể hiện trước đó thể hiện dấu hiệu lừa dối cổ đông của một số lãnh đạo Tập đoàn này.
Theo điểm b, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 155/2015/TT-BTC quy định: Trường hợp có sự kiện, thông tin làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán, đối tượng công bố thông tin phải xác nhận hoặc đính chính về sự kiện, thông tin đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận biết được về sự kiện, thông tin đó hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán.
Ngoài ra, điểm c, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 155/2015/TT-BTC quy định việc công bố thông tin bất thường như sau: Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông (bao gồm nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, biên bản họp hoặc biên bản kiểm phiếu (trong trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản). Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hủy niêm yết, công ty phải công bố thông tin về việc hủy niêm yết kèm theo tỷ lệ thông qua của cổ đông không phải là cổ đông lớn.
Như vậy, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông là phải công bố thông tin trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận biết được sự kiện.