ACV có thể kiểm tra ngưỡng đỉnh cũ tại mức giá 75
CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP đang hình thành nhịp hồi phục sau khi chạm ngưỡng hỗ trợ 50.
Thanh khoản cổ phiếu vẫn duy trì ở ngưỡng trung bình 20 phiên, cho thấy động lực tăng đang hình thành.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ nhịp tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đang tiếp cận dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đang hình thành.
Nếu vượt được ngưỡng kháng cự 60 với mức thanh khoản lớn, cổ phiếu có thể trở về kiểm tra ngưỡng đỉnh cũ tại mức giá 75.
Khuyến nghị mua dành cho ACB với giá mục tiêu 32.800 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC): Giao dịch này sẽ được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và dự kiến được hoàn thành trong quý 1/2020 sau khi nhận được phê duyệt từ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tại ĐHCĐ năm 2019, Chủ tịch HĐQT ACB cho biết cổ phiếu ESOP sẽ được phát hành mà không có chi phí ràng buộc đối với CB – CNV và 100 tỷ đồng từ quỹ khen thưởng và phúc lợi sẽ được dùng để mua cổ phiếu quỹ. Sau giao dịch này, ACB sẽ không còn sở hữu cổ phiếu quỹ nào.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho ACB với giá mục tiêu 32.800 đồng, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 32%, dựa theo giá chốt phiên giao dịch hôm nay.
Khuyến nghị mua dành cho POW
CTCK Bản Việt (VCSC): GAS và POW đã công bố Nghị quyết HĐQT liên quan đến sản lượng khí thương phẩm của nhà máy điện Nhơn Trạch 1. Theo đó, Nhơn Trạch 1 sẽ gia tăng lượng khí đầu vào từ ngày 01/03/2020 sau đợt cắt giảm trong tháng 1 và tháng 2.
Chúng tôi ước tính kế hoạch này sẽ giúp sản lượng điện thương phẩm của nhà máy điện Nhơn Trạch 1 tăng đạt 2,6 tỷ kWh từ mức giả định hiện tại của chúng tôi là 1,5 tỷ kWh. Do đó, diễn biến này sẽ giúp lợi nhuận trước thuế của nhà máy điện Nhơn Trạch 1 đạt ~400 tỷ đồng so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 25 tỷ đồng.
Do đó, chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cốt lõi của POW sẽ đạt khoảng 3 nghìn tỷ đồng trong năm 2020, cao hơn 10% dự báo hiện tại của chúng tôi.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho POW, với tổng mức sinh lời dự phóng 66,0%, bao gồm lợi suất 3,0%.
Khuyến nghị mua dành cho GEX với giá mục tiêu 22.600 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi duy trì giá mục tiêu 22.600 đồng/CP, tuy nhiên, chúng tôi nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua khi giá cổ phiếu GEX đã giảm 10% trong 3 tháng qua.
Chúng tôi giữ nguyên giá mục tiêu khi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm 6% trong năm 2020 và 2021 (chủ yếu do đóng góp thấp hơn từ công ty nước VCW) được bù đắp bởi dự báo lợi nhuận tăng 5% trong giai đoạn 2022-2024 (đến từ đóng góp của nhà máy điện gió Hướng Phùng, vốn xây dựng cơ bản 100 triệu USD).
Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2019-2024 đạt 23%. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trong trung hạn nhờ các thương vụ M&A (tiếp tục thâu tóm VGC, ~113 triệu USD) và các dự án mới (bao gồm khách sạn 5 sao, 180 triệu USD).
Chúng tôi cho rằng GEX có khả năng tận dụng bối cảnh cơ sở hạ tầng chưa phát triển tại Việt Nam, đặc biệt liên quan đến triển vọng thiếu hụt điện năng và dòng vốn FDI dồi dào. GEX là công ty đầu ngành cáp điện và máy biến áp và có quỹ đất khu công nghiệp lớn để cho thuê.
GEX hiện được giao dịch tại P/E năm 2020 là 10,3 lần theo dự báo EPS của chúng tôi – thấp hơn so với các công ty cùng ngành trong khu vực (12,1 lần).
Yếu tố hỗ trợ: GEX đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch thâu tóm VGC (công ty sản xuất VLXD và phát triển khu công nghiệp) thông qua thâu tóm thêm 25% cổ phần, đạt 51% trong năm 2020.
Rủi ro: rủi ro pha loãng từ gia tăng vốn nhằm tài trợ cho các thương vụ M&A mới và các khoản đầu tư.
Khuyến nghị mua dành cho MSN
CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Tập đoàn Masan (MSN) khi cho rằng công ty có vị thế tốt để tận dụng tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam nhờ các mảng kinh doanh tiêu dùng đa dạng.
Theo dự báo của chúng tôi, việc hợp nhất VCM (mảng bán lẻ) – hiện vẫn đang ghi nhận lỗ - sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của MSN và tương ứng làm tăng các hệ số lợi nhuận (earnings multiple) của công ty.
Dù vậy, định giá của MSN vẫn tỏ ra khá rẻ dựa theo ước tính tổng giá trị từng mảng kinh doanh (sum of the parts) của chúng tôi, dù chúng tôi đã áp dụng mức chiết khấu định giá 15% cho mô hình kinh doanh tập đoàn (conglomerate discount) của MSN.
Chúng tôi giảm giá mục tiêu 4% một phần do định giá thấp hơn của chúng tôi dành cho Techcombank (TCB).
Chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020/2021 87%/71% so với dự báo trước đây chủ yếu do chúng tôi đưa VCM vào mô hình dự phóng sau khi MSN hoàn tất thương vụ thâu tóm VCM vào cuối năm 2019.
Dự báo EPS giai đoạn 2021-2022 tăng mạnh từ mức cơ sở thấp năm 2020, dựa trên kỳ vọng khả năng sinh lời của VCM sẽ dần cải thiện trong khi các mảng kinh doanh tiêu dùng khác và TCB sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Một số yếu tố, nếu xảy ra, sẽ hỗ trợ tâm lý và định giá của nhà đầu tư dành cho cổ phiếu MSN, theo quan điểm của chúng tôi: việc triển khai VCM có tiến triển tốt và cho thấy khả năng mảng này sẽ tạo ra được lợi nhuận trong tương lai; triển khai mở rộng mảng thịt mát với doanh số tăng mạnh cùng với khả năng sinh lời cải thiện (MML).
Khuyến nghị mua dành cho VRE với giá mục tiêu 41.500 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Vincom Retail (VRE) trong khi điều chình giảm giá mục tiêu 1% còn 41.500 đồng/CP khi chúng tôi giảm 5% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020 và giảm dự phóng số lượng trung tâm thương mại mở mới trong năm 2020 còn 10 từ 17 trung tâm thương mại trước đây.
Chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020 5% còn 3,3 nghìn tỷ đồng (tăng 14% so với năm trước) chủ yếu do kỳ vọng của chúng tôi rằng dịch virus corona bùng phát sẽ dẫn đến tăng chi phí vận hành các trung tâm thương mại của VRE khi công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ dành cho người thuê, đặc biệt là trong quý 1/2020.
Chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 16% trong tổng diện tích sàn (GFA) của VRE giai đoạn 2019-2022, được hỗ trợ bởi gia tăng quy mô trên diện rộng trong tất cả các phân khúc trung tâm thương mại.
Chúng tôi đã ghi nhận tất cả các trung tâm thương mại đang vận hành (GFA bán lẻ 1,6 triệu m2 tính đến cuối 2019) và các dự án đã xác định hiện đang trong quá trịnh xây dựng và kế hoạch (0,9 triệu m2) được thể hiện trong báo cáo lần đầu VRE ngày 30/10/2019.
Chúng tôi dự báo CAGR EPS 22% trong giai đoạn 2019-2022, chủ yếu được dẫn dắt bởi đóng góp của các trung tâm thương mại mở mới và biên lợi nhuận chung cải thiện.
Định giá của VRE tỏ ra hấp dẫn khi công ty giao dịch với P/E dự phóng 2020 đạt 29 lần theo giá mục tiêu cửa chúng tôi, thấp hơn đang kể P/E trung vị các công ty cùng ngành 2020 là 30,5 lần – dù VRE ghi nhận tăng trưởng EPS dự phóng cao hơn và tỷ lệ đòn bẩy ròng thấp hơn.
Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: dịch virus corona kéo dài; tiếp tục trì hoãn vận hành hệ thống MRT; cạnh tranh từ các công ty e-commerce.
Theo Đầu tư Chứng khoán