Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 26/04/2024

Bảo hiểm nhân thọ khác bảo hiểm phi nhân thọ như thế nào?

DTVN 10:16 26/09/2019

Sự khác biệt cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ so với bảo hiểm nhân thọ là bạn chỉ được nhận bồi thường khi rủi ro xảy ra, nếu không có rủi ro nào, bạn sẽ không nhận được gì khi hợp đồng hết hạn.

Bảo hiểm nhân thọ là gì?

Bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng giữa chủ hợp đồng bảo hiểm và công ty bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng được chỉ định một khoản tiền (lợi ích) trong các trường hợp rủi ro như tai nạn, bệnh hiểm nghèo, nằm viện, tử vong.

Chủ chính sách thường trả phí bảo hiểm định kỳ hoặc một lần. Các chi phí khác, chẳng hạn như chi phí tang lễ, cũng có thể được bao gồm trong các lợi ích người thụ hưởng.

Bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng giữa chủ hợp đồng bảo hiểm và công ty bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng được chỉ định một khoản tiền (lợi ích) trong các trường hợp rủi ro như tai nạn, bệnh hiểm nghèo, nằm viện, tử vong.

Bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng pháp lý và các điều khoản của hợp đồng mô tả những hạn chế của các sự kiện được bảo hiểm. Các loại trừ cụ thể thường được ghi vào hợp đồng để giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm; ví dụ phổ biến là các yêu cầu liên quan đến tự sát, lừa đảo, chiến tranh, bạo loạn và hỗn loạn dân sự.

Các loại bảo hiểm nhân thọ

Theo một số tài liệu, dựa vào 4 tiêu chí để chia ra các loại hình bảo hiểm, nhưng thực tế hiện nay các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam hiện nay cũng rất đa dạng các sản phẩm bảo hiểm.

Dưới đây là các loại hình bảo hiểm nhân thọ:

Các loại hình bảo hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm phi nhân thọ là gì?

Bảo hiểm phi nhân thọ là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối) theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người (nên gọi là bảo hiểm phi nhân thọ). Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm).

Như vậy, bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ đơn thuần là đảm bảo cho các rủi ro về con người (sức khoẻ, tai nạn, du lịch…), mà còn đảm bảo các rủi ro cho tài sản (nhà cửa, ôtô…) và trách nhiệm. Nhu cầu bảo hiểm sức khoẻ, tai nạn hay bảo hiểm khi đi du lịch đã trở thành những ưu tiên hàng đầu của các gia đình, khi cuộc sống đã đỡ bớt những khó khăn về “cơm áo gạo tiền”.

Các loại bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

  • Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
  • Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
  • Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không
  • Bảo hiểm hàng không
  • Bảo hiểm xe cơ giới
  • Bảo hiểm cháy, nổ
  • Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
  • Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
  • Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
  • Bảo hiểm nông nghiệp
  • Ngoài ra còn có một số nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do nhà nước quy định.

So sánh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

STT Nội dung Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọ
1 Phạm vi Bảo hiểm Con người Con người, tài sản hay trách nhiệm dân sự
2 Thời hạn đóng phí Ngắn hạn, Trung và dài hạn (5,10,15 năm trở lên đến trọn đời) Thường từ 1-2 năm hoặc ngắn hơn (bảo hiểm du lịch cho từng chuyến đi).
3 Nhân tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm

- Tuổi (tuổi càng cao phí càng cao)

- Thời gian tham gia

- Số tiền bảo hiểm

- Tỷ lệ lãi kỹ thuật

- Xác suất tử vong

- Xác suất rủi ro

- Số tiền bảo hiểm

- Chế độ bảo hiểm

4 Hình thức đóng phí BH Theo từng tháng, quý, 6 tháng hay 1 năm Thường đóng 1 lần duy nhất sau khi ký hợp đồng
5 Quyền lợi được hưởng phí bảo hiểm

Chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng khi:

– Đáo hạn hợp đồng (kết thúc hợp đồng).

– Tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn.

– Ung thư hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

– Nằm viện nội trú.

Chỉ được bồi thường tổn thất trong giới hạn hợp đồng khi có tổn thất xảy ra.
6 Tính chất

Tính chất đa mục đích:

– Bảo vệ nguồn thu nhập

– Tiết kiệm

– Đầu tư

– Hoặc nhiều dự định khác

Tất cả mọi người tham gia đều được nhận số tiền bảo hiểm.

Chỉ mang tính chất bảo vệ rủi ro.

Chỉ một số ít người được nhận số tiền bảo hiểm khi gặp rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

7 Nguyên tắc Chi trả độc lập và theo hình thức khoán Sử dụng thế quyền và chi trả theo hình thức đóng góp
8 Người thụ hưởng Bất kỳ ai (có thể là người thân, người có quan hệ huyết thống hoặc không có quan hệ huyết thống với người được bảo hiểm chính). Người thụ hưởng chỉ xuất hiện trong bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khỏe nếu người được bảo hiểm chính tử vong. Người thụ hưởng sẽ là bất kỳ ai có tên trong hợp đồng bảo hiểm.
9 Chia lãi

Tham gia BH nhân thọ thì dù rủi ro hay không rủi ro khách hàng tham gia vẫn có lời. Trường hợp rủi ro khách hàng sẽ nhận được một số tiền để gia đình tiếp tục duy trì, đồng thời ổn định cuộc sống.

Ngược lại, nếu khách hàng không gặp phải các tình huống rủi ro thì sẽ nhận được tiền lãi và tiền bảo hiểm hàng năm như trong các điều khoản hợp đồng quy định.

Không được chia lãi vì không có quyền lợi tích lũy.

Sự khác biệt cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ so với bảo hiểm nhân thọ là bạn chỉ được nhận tiền bồi thường khi có rủi ro xảy ra và nếu không có bất kỳ rủi ro nào, bạn sẽ không nhận được gì khi hợp đồng hết hạn. Chính vì vậy, bảo hiểm phi nhân thọ thường có bảo phí rất thấp so với bảo hiểm nhân thọ và thời gian đóng phí và được bảo hiểm cũng rất ngắn (thông thường chỉ một, hoặc hai năm).

Nhìn chung, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đều thuộc nghiệp vụ bảo hiểm do các công ty bảo hiểm cung cấp để khách hàng lựa chọn. Khi tham gia cả hai loại bảo hiểm này mà chẳng may rủi ro xảy ra, khách hàng sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại về người và tài sản quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đều được tạo ra với mục đích bảo vệ con người hay tài sản trước những rủi ro có thể xảy ra. Chúng ta phải phân biệt rõ hai loại hình bảo hiểm này để chọn mua bảo hiểm đúng với mục đích và nhu cầu của bản thân.

Theo baohiemvn.info

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/bao-hiem-nhan-tho-khac-bao-hiem-phi-nhan-tho-nhu-the-nao-d62139.html

Bạn đang đọc bài viết Bảo hiểm nhân thọ khác bảo hiểm phi nhân thọ như thế nào? tại chuyên mục Đầu tư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Đầu tư