Thế giới đang dịch chuyển rất nhanh và tất cả chúng ta cũng không ai đang đứng im một chỗ. Dựa trên cuốn sách “Marketing 5.0” của Philip Kotler, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm mới này nhằm tích luỹ thêm những kiến thức mới, để không bị bỏ lại phía sau trong guồng quay của xã hội thông qua cuộc trò chuyện ngắn với dịch giả Nguyễn Khoa Hồng Thành:
Thưa anh, nói một cách ngắn gọn thì "Marketing 5.0" có đặc điểm gì khác biệt hẳn so với "Marketing 4.0"?
Đặc điểm khác biệt có thể nhìn thấy ngay là "Marketing 5.0" chú trọng vào việc ứng dụng các công nghệ bắt chước con người để sáng tạo, giao tiếp, truyền tải và nâng cao giá trị trong suốt hành trình của khách hàng. Ngoài ra, "Marketing 5.0" là sự tổng hòa giữa yếu tố lấy con người làm trung tâm của "Marketing 3.0" và ứng dụng công nghệ của "Marketing 4.0", vì vậy các tác giả đặt tên cho nó là "công nghệ vị nhân sinh".
Không chỉ đơn thuần là dịch giả, công việc kinh doanh của anh cũng gắn liền với marketing, anh đánh giá mức độ ứng dụng của Marketing 5.0 ở Việt Nam đã theo kịp với thế giới chưa, thưa anh?
Ứng dụng của Marketing 5.0 cũng khá đa dạng. Hiện tại chúng ta cũng đã thấy có một số doanh nghiệp đã ứng dụng phân tích dữ liệu, tiếp thị dự đoán vào công việc kinh doanh và tiếp thị nhưng số lượng vẫn còn khá khiêm tốn, chủ yếu là ở các doanh nghiệp thương mại điện tử hoặc có nền tảng công nghệ tốt. Phần lớn vẫn còn loay hoay chuyển đổi ở giai đoạn Marketing 4.0 mà vẫn chưa thành công.
Tuy nhiên, các đợt giãn cách kéo dài vừa qua tại Việt Nam cộng với nhiều mệnh lệnh hành chính đã làm thay đổi nhiều thói quen tiêu dùng, thói quen tư duy và thói quen vận hành doanh nghiệp. Tôi nghĩ đó chính là chất xúc tác để đẩy nhanh việc ứng dụng của Marketing 5.0 tại Việt Nam. Ví dụ như chúng ta có thể thấy sự chuyển dịch sang kênh thương mại điện tử rất rõ nét. Và khi chúng ta bước vào giai đoạn mới "sống chung với dịch", việc ứng dụng công nghệ để hạn chế tiếp xúc của nhân viên tuyến đầu trong các ngành bán lẻ và dịch vụ sẽ là lợi thế đối với các doanh nghiệp biết cách nắm bắt cơ hội.
Cụm từ "vị nhân sinh" khiến độc giả nghĩ đến dường như Marketing 5.0 kêu gọi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hay đó là xu thế chung mà các doanh nghiệp buộc phải hướng đến, thưa anh?
Cá nhân anh đánh giá thế nào về Philip Kotler qua cuốn sách mới nhất này của ông? Ông vẫn giữ một phong độ đáng nể không, thưa anh?
Cá nhân tôi vốn là một người ngoại đạo với marketing nên những quyển sách của Philip Kotller đều đóng vai trò mở mang kiến thức cho bản thân mình. Chính vì vậy cá nhân tôi rất khâm phục khả năng khái quát hóa các xu hướng thị trường và công nghệ vào quyển sách nhỏ bé này của ông và các cộng sự để giúp chúng ta có một góc nhìn bao quát hơn và dễ dàng tiếp cận hơn với dòng chảy của thế giới không chỉ về lĩnh vực marketing mà còn về lĩnh vực kinh doanh nói chung.
Tiếp thị 5.0: Công nghệ vị nhân sinh là cập nhật mới nhất trong công trình nghiên cứu của tiến sĩ Philip Kotler, chuyên gia rất nổi tiếng về tiếp thị quốc tế, cha đẻ của tiếp thị hiện đại. Trong quyển sách này, Tiến sĩ Kotler cùng Hermawan Kartajaya và Iwan Setiawan đã tích hợp những xu hướng chủ đạo mà các nhà tiếp thị hiện đang phải đối mặt: những tiến bộ công nghệ mạnh mẽ, những thay đổi trong hành vi khách hàng và những dịch chuyển trong các mô hình kinh doanh được chấp nhận. Tiếp thị 5.0 mô tả chi tiết một cách thực tế và dễ hiểu cách ba thay đổi cơ bản về thị trường, hoạt động kinh doanh và công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải chinh phục những thách thức mới và đầy khó khăn khi họ cố gắng đưa sản phẩm và dịch vụ tiếp cận thị trường. Các tác giả tập trung vào ý tưởng "Công nghệ vị nhân sinh" và tìm ra những phương pháp áp dụng công nghệ để nâng cao nhu cầu phi vật chất của khách hàng. "Quyển sách này ra mắt rất đúng thời điểm và đúng nhu cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Việc liên tục phong tỏa ở nhiều quốc gia đã buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn những khía cạnh công nghệ số của tiếp thị" - Walter Viera, Cựu chủ tịch, Hội đồng quốc tế các Viện tư vấn quản lý ICMCI. |
Theo Doanh Nhân Việt Nam