Hà Nội, Thứ Sáu Ngày 22/11/2024

Nghi vấn 'thổi giá' doanh nghiệp, rút ruột ngân hàng?

DTVN 09:28 24/10/2019

Khi nhiều chủ dự án bất động sản lao đao vì nợ xấu, thì nhóm công ty “họ DOJI” lại hăm hở tiến vào mảnh đất này, chớp lấy những cơ hội thâu tóm quỹ đất đẹp.

Dự án Hải Phòng Plaza đã “chết lâm sàng” chục năm qua bất ngờ được sang tay, đổi chủ “chóng vánh”.

Khi nhiều chủ dự án bất động sản lao đao vì nợ xấu, thì nhóm công ty “họ DOJI” lại hăm hở tiến vào mảnh đất này, chớp lấy những cơ hội thâu tóm quỹ đất đẹp. Liệu có sự bắt tay giữa các bên liên quan để “rút ruột” ngân hàng trong những phi vụ mua bán doanh nghiệp hay không?

Như Kinh tế Môi trường đã đề cập ở bài viết "Bóng" DOJI trong thương vụ TTC Land mua dự án chết, sau 12 năm “án binh bất động”, dự án Hải Phòng Plaza có hi vọng hồi sinh khi CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã: SCR) mua doanh nghiệp sở hữu dự án này. Tuy nhiên, dự án chưa có động tĩnh thi công trở lại thì TTC Land đã “vội vã” sang tay cho đối tác trong một thương vụ lạ lùng! Giá trị chuyển nhượng được xác định là 311,5 tỉ đồng, gấp đôi mức giá mà TTC Land đã chi mua công ty này hồi đầu năm nay. Bên mua còn phải hoàn trả cho TTC Land một số tiền sau khi bù trừ các khoản đầu tư, phải thu, phải trả tương ứng với số lượng cổ phần chuyển nhượng là 21,7 triệu cổ phần CTCP Thương mại Hải Phòng.

Khi nhiều chủ dự án bất động sản lao đao vì nợ xấu, thì nhóm công ty “họ DOJI” lại hăm hở tiến vào mảnh đất này, chớp lấy những cơ hội thâu tóm quỹ đất đẹp. Liệu có sự bắt tay giữa các bên liên quan để “rút ruột” ngân hàng trong những phi vụ mua bán doanh nghiệp hay không?

Khi nhiều ngân hàng phải đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản, thu hồi nợ xấu, những “cá mập” đã nhìn thấy cơ hội đi săn doanh nghiệp, dự án bất động sản tiềm năng. Nhất là những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần lớn, tài chính kiệt quệ không thể triển khai dự án, hay những khoản nợ xấu “có vấn đề” khó có thể xử lý bằng cách thông thường.

Trở lại thương vụ mua bán “lướt sóng” doanh nghiệp của TTC Land, cổ đông kỳ vọng TTC Land sẽ làm “hồi sinh” dự án Hải Phòng Plaza. Thế nhưng, TTC Land lại nhanh chóng bán cổ phần Hải Phòng Plaza sau khi tăng vốn cho công ty này từ 167 tỉ đồng lên 310 tỉ đồng hồi tháng 1/2019.

Ðược biết, tài sản giá trị nhất của Hải Phòng Plaza là khu đất 12.868m2 ở trung tâm TP Hải Phòng, dự kiến xây dựng toà tháp đôi với tổng vốn đầu tư 833 tỉ đồng. Theo báo cáo tài chính của TTC Land, chủ dự án này đã nộp 88 tỉ đồng tiền sử dụng đất và ký quỹ dự án, cho thấy tài sản này là “đất sạch” có giá rất hời. Tại thời điểm chuyển nhượng, chi phí đầu tư dở dang của dự án Hải Phòng Plaza là hơn 13 tỉ đồng, giá trị sử dụng đất còn lại là 66,7 tỉ đồng.

Khu đất đã được thế chấp cho khoản nợ vay 77 tỉ đồng tại Ngân hàng Á Châu (ACB). Khi về chung nhà với TTC Land, khoản nợ 77 tỉ đồng này vẫn “treo” trên sổ sách chưa trả nợ và làm tăng gánh nặng không nhỏ cho TTC Land. Vì TTC Land cũng đang “ngập” trong nợ nần với tổng nợ vay và nợ trái phiếu đến tháng 6/2019 là 2.568 tỉ đồng.

Nhưng trong “cái khó lại ló cái khôn”, TTC Land lại tìm được “cửa” mới để vay vốn ngân hàng. Cụ thể, vào tháng 1/2019 khi TTC Land đã hoàn thành việc mua lại 91% cổ phần Hải Phòng Plaza với giá trị thanh toán 163,8 tỉ đồng thì cũng là lúc phát sinh quan hệ tín dụng với TPBank. Ngân hàng này đã cấp hạn mức tín dụng 80 tỉ đồng tài trợ dự án Carillon 5 (quận 2, TP.HCM) của TTC Land với số giải ngân 51 tỉ đồng…

Tiếp đó, đến tháng 7/2019, TPBank đã mua 100 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp do TTC Land phát hành với mục đích là bổ sung vốn lưu động, lãi suất trái phiếu 11%/năm, kỳ hạn 2 năm. Tính chung tổng số tiền mà TPBank đã “bơm” cho TTC Land vay là hơn 151 tỉ đồng.

Sau khi có được nguồn vốn vay từ TPBank, chỉ 2 tháng sau, TTC Land đã nhanh chóng chốt bán 70% cổ phần công ty con - Hải Phòng Plaza cho đối tác mà đại diện là ông Ðỗ Minh Ðức, con trai của ông Ðỗ Minh Phú, chủ tịch HÐQT TPBank. Ông Ðức đã được bầu giữ chức Chủ tịch HÐQT Hải Phòng Plaza, nắm quyền lực cao nhất tại đây. Hiện, ông Ðức còn giữ vai trò Phó Chủ tịch HÐQT kiêm Tổng Giám đốc DOJI, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ðầu tư Bất động sản DOJILand.

Giao dịch “lướt sóng” cổ phần doanh nghiệp của TTC Land đã gợi hình dung về “đường vòng” để thâu tóm doanh nghiệp và đất vàng, mà trong cuộc chơi này có sự hậu thuẫn tài chính từ TPBank.

Ðiều lạ lùng hơn là, chỉ 8 tháng sau khi TTC Land mua và bán lại Hải Phòng Plaza, vì sao nhóm nhà đầu tư Ðỗ Minh Ðức đã chấp nhận mua lại chính doanh nghiệp đang thua lỗ này với giá cao hơn 90%?

Trong khi đó, tiềm lực tài chính của chủ sở hữu Hải Phòng Plaza ra sao, huy động vốn ở đâu để triển khai hồi sinh dự án “chết” lại chưa rõ ràng? Bởi từ thực tế các vụ đại án ngân hàng, đã có những khoản nợ xấu được hình thành từ quá trình ngân hàng cho vay sai quy định, vượt giới hạn tín dụng, hay rót vốn vào nhóm công ty “sân sau” của lãnh đạo. Thậm chí, tài sản dự án đã bị “thổi giá” lên cao để “rút ruột” tiền ngân hàng, sử dụng cho mục đích khác dẫn tới gây mất vốn nghìn tỉ.

Còn trong phi vụ thâu tóm Hải Phòng Plaza này, tiền ngân hàng liệu có chảy “lòng vòng” qua nhóm công ty sân sau hay không là điều cần được làm sáng tỏ?

Theo Phạm Dũng/Kinh Tế Môi Trường

Bạn đang đọc bài viết Nghi vấn 'thổi giá' doanh nghiệp, rút ruột ngân hàng? tại chuyên mục Bất động sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Bất động sản