Như vậy, chỉ trong hơn 2 năm, Alibaba đã đổ tới 4 tỷ USD vào Lazada với tham vọng thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Đông Nam Á đã từng là bước đi hợp lí khi Alibaba kiểm soát tại Lazada vào thời điểm nó là công ty thương mại điện tử lớn nhất khu vực, với giá 1 tỉ USD vào năm 2016.
Sau đó, Alibaba tiếp tục tăng thêm 1 tỉ USD cho Lazada vào năm 2017 và 2 tỉ USD nữa vào năm 2018 . Nhìn bề ngoài, đó là những bước đi khá đúng đắn. Thị trường thương mại điện tử trong khu vực có 650 triệu dân, đang phát triển nhanh chóng này được cho là có quy mô lên mức 23 tỉ USD năm 2018.
|
Lazada đang mất dần thị trường bởi các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều |
Chưa kể, nhiều quốc gia trong khu vực gió mùa này có nền văn hóa và kinh tế gần giống với Trung Quốc. Ba năm rưỡi sau khi Alibaba rót tiền đầu tư, Lazada mất thị phần ở các thị trường trọng điểm và vị trí số một toàn khu vực đang có nguy cơ lọt vào tay Shopee, một công ty con của Sea Group.
Vào năm ngoái tại Indonesia, thị trường lớn nhất khu vực, Lazada chỉ xếp thứ 4 trong số các công ty thương mại điện tử, sau các ẩn số toàn cầu như Shopee, Tokopedia và Bukalapak. Trang South China Morning Post còn chỉ rõ Tokopedia và Shopee đều thu hút nhiều khách truy cập hàng tháng hơn Lazada trong quý IV/2018. Hai công ty cũng vượt trội so với Lazada trong việc sử dụng ứng dụng hoạt động hàng tháng. Một người phát ngôn của Lazada thì nói rằng thương mại điện tử đang chỉ mới ở giai đoạn đầu ở Đông Nam Á. Công ty này "tự tin và kiên trì với chiến lược của mình với tư cách là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu khu vực trực thuộc tập đoàn Alibaba".
Theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30% và quy mô toàn thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD.
Điều này cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thương mại điện tử nói chung đặc biệt là cạnh tranh từ các sàn thương mại điện tử với mô hình B2C. Do đó, việc Lazada thay đổi chính sách không có lợi cho người tiêu dùng hay các vụ việc giao hàng nhầm, hàng lỗi đã nhanh chóng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của sàn thương mại điện tử này.
Cụ thể, từ 15/3/2019, Lazada đã ngừng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng kiểm tra hàng hoá trước khi thanh toán. Điều này đã dấy lên mối lo ngại vì về hàng lỗi, hàng hỏng do quá trình vận chuyển hay do nhà sản xuất gửi hàng lỗi mà người tiêu dùng không được kiểm tra.
Trong khi doanh nghiệp nước ngoài tên tuổi như Lazada.vn tiếp tục xu hướng tụt hạng từ nửa cuối năm ngoái thì một số doanh nghiệp nội như: Tiki.vn, Sendo.vn, Adayroi.vn lại vươn lên nhanh chóng. Kết quả xếp hạng này một mặt cho thấy nhu cầu mua sắm online khổng lồ của người tiêu dùng Việt Nam, mặt khác cho thấy các doanh nghiệp nội địa hoàn toàn có khả năng “sống khỏe” trước sự cạnh tranh của các đối thủ quốc tế.
Nguồn TH: DDDN - CLVN - TTVN